10:05 PDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 102

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 18645

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76942307

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

NSUT Thanh Sang với những vai diễn để đời

Đăng lúc: Thứ năm - 18/10/2012 20:11 - Đã xem: 9143
NSUT Thanh Sang với những vai diễn để đời

NSUT Thanh Sang với những vai diễn để đời


NÓI ĐẾN TÀI NGHỆ CA DIỄN CỦA NSUT THANH SANG, KHÁN GIẢ MỘ ĐIỆU SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN CÁC VAI TẠ TỐN TRONG VỞ "CÔ GÁI ĐỒ LONG", THI SÁCH TRONG "TIẾNG TRỐNG MÊ LINH", TRẦN MINH TRONG "BÊN CẦU DỆT LỤA", LÊ HÒAN TRONG "THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA", LỤC VÂN TIÊN TRONG VỞ CÙNG TÊN, ANH TRONG "TẦN NƯƠNG THẤT", ĐƯỜNG MINH HOÀNG TRONG "DƯƠNG QÚY PHI"... NHƯNG CÓ LẼ NỔI BẬT NHẤT TRƯỚC NĂM 1975, ANH THÀNH CÔNG VANG DỘI VAI TẠ TỐN VÀ SAU NĂM 1975 LÀ VAI TRẦN MINH.
CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG VAI TẠ TỐN

Người đời thường nói "duyên ai nấy gặp" và tài năng nghệ thuật con người là do thiên phú. Nếu như thế thì NSUT Thanh Sang lại đạt cả hai như duyên tiền định. Bởi anh xuất thân từ một gia đình ngư phủ ở làng chài biển Phước Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu, với cái tên rất chân chất Nguyễn Văn Thu. Anh đã làm mướn cho ghe đi biển đánh bắt từ năm 8 tuổi đến 16 tuổi, và nghề biển của anh sớm kết thúc ở đó. Vì như cái duyên đã đến với anh, (năm 17 tuổi) , là gia đình của anh hồi đó ở gần rạp cải lương Hải Lạc nên mỗi lần các gánh hát cải lương về đây là anh có thể ở nhà mà nghe được nghệ sĩ ca. Từ đó đã hình thành trong anh niềm đam mê, rồi anh tự tập ca nháy giọng, nhất là giọng của cố NSND Út Trà Ôn và anh được bà con lối xóm khen ngợi. . Tuy nhiên, thời đó anh không có thầy chính thức truyền nghề, mà tự học ca qua đài, băng dĩa là chính. Tuy vậy, buổi đầu của con đường nghệ thuật của anh không mấy may mắn.

Một hôm, anh Thu ngồi vá lưới và ca vài câu Vọng cổ cho thỏa lòng đam mê, không ngờ giọng ca chân chất mà ngọt ngào, buồn rười rượi đã vô tình lọt vào tai của NS Kim Nên - Chiêu Anh (cặp đào kép chánh của gánh Ngọc Kiều đang về diễn rạp Hải Lạc gần nhà Thu), nên anh được đôi NS này nhận làm đệ tử và cho theo gánh. Một thời gian theo gánh hát,anh Thu chỉ làm việc linh tinh cho đào kép chánh mà chưa học được nghề. Kế đó anh qua một số gánh khác như Thái Bình, Trâm Hoa Mai, Bạch Yến, Song Kiều... làm hậu đài, quân sĩ; nhưng anh đã tự ý thức học lóm các nghệ sĩ ca diễn để làm vốn liếng tiền đề cho mình. Nhưng những gánh hát mà anh theo chỉ một thời gian ngắn rồi rã gánh, lại có nhiều người trong nghề còn có lời ra tiếng vào, họ cho rằng anh "xấu số" đi theo gánh nào là gánh đó sớm muộn sẽ tan rã!... Sau đó anh Thu buồn bã trở về nhà và chỉ biết than vãn với mẹ (cha anh mất sớm, hy sinh kháng chiến chống Pháp lúc anh mới 7 tuổi). Mẹ anh hiểu tâm tư nguyện vọng của con mình, nên bà tìm đến NS Ngọc Đáng đang ở Bến Đình - Vũng Tàu để gởi gấm anh theo nghề.

Nhờ bền chí và hiếu học, cộng lòng đam mê nghệ thuật mà anh Thu lúc vào gánh Ngọc Kiều ca diễn thành chuyên nghiệp (1960). Lúc này anh mới thật sự có duyên với cải lương, anh được ông bầu Hoàng Kinh chú ý; và mỗi khi có kép nào bị đau ốm hoặc "trục trặc" là Thu được bầu cho thế vai. Đầu tiên Thu thế vai kép chánh lúc đó bị bệnh là vở "Chiều đông gió lạnh về", kế đó anh thế vai chánh của NS Hùng Cường trong vở "Tuyết phủ chiều đông", và cũng từ đây Thu có nghệ danh là *"Thanh Sang" do ông bầu Hoàng Kinh đặt cho anh. Khi tên tuổi Thanh Sang có tên trên chính trường cải lương, anh được mời về gánh Dạ Lý Hương hát chánh nhiều vai, nhưng dấu son đầu tiên trong cuộc đời nghệ thuật của anh là vai Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trong vở "Cô gái Đồ Long" của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng. Một vai diễn mà NSUT Thanh Sang khó quên trong đời, bởi nhân vật Tạ Tốn bị mù, lớn tuổi, tâm trí lại nửa tĩnh nửa điên, trong khi đó tuổi đời của Thanh Sang mới 22 tuổi (tuổi ta 1943 - 1964), và hầu hết nghệ sĩ rất ngại loại nhân vật này. Nhân vật Tạ Tốn bị điên vì vợ con ông bị Thành Khôn hiếp hại, ông cướp Đồ long đao để nghiên cứu bí quyết của nó, mong trả thù cho vợ con, nhưng cũng bị cơn bão biển nhấn chìm mất. Ông bị mù là do nghĩa muội Hân Tố Tố dùng độc châm hại ông mù mắt để âm mưu cướp Đồ long đao lúc đầu... Khi Tạ Tốn nhớ đến hai mối thù là ông điên lên, đến một ngày nọ ông điên lên múa đao chém Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố, Thúy Sơn bị thương nặng chờ Tạ Tốn xuống đao, thì lúc đó bất ngờ Hân Tố Tố chuyển bụng sinh con tại chỗ. Nghe tiếng trẻ khóc lên, Tạ Tốn liền hạ hỏa cơn điên vì nhớ đến con mình, và ông từ bỏ ý định chém giết khi nghe tiếng trẻ khóc chào đời...

Ban đầu, anh đọc xong kịch bản và không nhận vai vì e rằng mình không biểu đạt nổi vai Tạ Tốn với những cá tính đó. NS Thanh Sang được soạn giả Hoa Phượng động viên và với kinh nghiệm nghề, Hoa Phượng quả quyết rằng, nếu NS Thanh Sang thành công vai này sẽ đoạt giải Thanh Tâm. Quả thật như vậy, NSUT Thanh Sang nhận giải thưởng Thanh Tâm vai Tạ Tốn năm đó tại rạp Quốc Thanh (1964). Cái hay của vai diễn Tạ Tốn ở chỗ tâm lý nhân vật, từ trạng thái hung dữ, điên cuồng chuyển đến tâm lý nhân văn vì tính người; Tạ Tốn nghe tiếng trẻ khóc mà mềm lòng vì nhớ đến con mình mà xoá tan đi thù hận. Đôi mắt mù của Tạ Tốn bình thường đứng tròng, nhưng khi biểu đạt trạng thái căm hờn, nghi ngờ, dò đoán; khi lòng nhân xuất hiện ánh mắt mù kia trở nên bối rối, ngây ngô rất đáng thương... Đó là tài nghệ biểu đạt trong ca diễn cùng kết hợp đồng bộ xuất sắc của NSUT Thanh Sang trong vai Tạ Tốn để đời trong lịch sử cải lương trước năm 1975.

VAI TRẦN MINH - DẤU ẤN CỦA THỜI CẢI LƯƠNG HOÀNG KIM

Có lẽ thời kỳ rực rỡ nhất của Sân khấu Cải lương được xem là thời kỳ hoàng kim từ năm 1975 đến 1990. Vở diễn gắn liền với tên bảng hiệu đoàn hát, tên tuổi nghệ sĩ gắn liền với nhân vật - vai diễn, và rất nhiều NS tạo tên tuổi cùng vai diễn trong giai đoạn này. Trong đó, NSUT Thanh Sangcó nhiều vai nổi tiếng như Thi Sách trong "Tiếng trống Mê Linh", Trần Minh trong "Bên cầu dệt lụa", Lê Hoàn trong "Thái hậu Dương Vân Nga", Lục Vân Tiên trong vở cùng tên, Danh trong "Tần Nương Thất", Đường Minh Hoàng trong "Dương Quý Phi"...; nhưng vai Trần Minh là được khán giả yêu mến nhất, và NSUT Thanh Sang đã để lại dấu ấn sâu đậm không những trong đời sống Sân khấu Cải lương của một thời, mà còn để lại một hình tượng nhân vật đầy tính nhân bản và có tính triết lý đạo lý thủy chung sâu sắc.

Trước nhất, nhân vật Trần Minh, tác giả Thế Châu đã tạo dựng đầy đủ các yếu tố của một nhân vật trong văn học. Ông đã dùng ngôn từ của mình để triết lý nhân vật về tình mẫu tử, lòng thủy chung, nghĩa phu thê, bổn phận quân thần ...; các yếu tố chỉ là hình tượng của văn học viết. Khi xây dựng thành hình tượng nhân vật sân khấu thì các tố chất đó được NSUT Thanh Sang tái hiện một Trần Minh của thưởu xa xưa nào đó, dù tất cả khán giả chưa một lần biết và thấy Trần Minh ra sao, nhưng họ tin là Trần Minh có thật qua hình ảnh của NSUT Thanh Sang hoá thân vào vai diễn của mình. Đó là tài năng của nghệ sĩ biểu diễn, người mà được trực tiếp thay mặt cho tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng để chinh phục khán giả bằng hình tượng nhân vật. Nếu những vai sang trọng, những nhân vật võ tướng với xiêm y đẹp rực rỡ, vũ đạo tạo dáng oai phong lẫm liệt như vai Thập đạo Lê Hoàn, Lục Vân Tiên, Đường Minh Hoàng...; thì vai Trần Minh là một vai ngược lại đa tính cách, nhưng chủ đạo tuyến nhân vật vẫn là thuộc tầng lớp hạ dân, nghèo hèn nhưng thiếu học và đầy ý chí. Y phục Trần Minh thì rách rưới te tua, một nhân vật đi từ cơ hàn đến hùng mạnh đầy nghĩa khí khi đổ đạt được vua phong Tân trạng, dõng dạc đối đáp vơí công chúa và vua bằng khẩu khí cứng rắn và bình tĩnh. Đây cũng là cách diễn đạt tính cách nhân vật Trần Minh của NSUT Thanh Sang, anh có lối diễn xuất trầm tĩnh và sâu lắng trong tâm trạng nhân vật và hoàn cảnh bi; hùng tráng; đỉnh đạc khi nhân vật trong trạng thái nghiêm trang. Điều này được chứng minh rất rõ trong lớp diễn tại hoàng cung, khi vua gả công chúa và phong cho Trần Minh làm phò mã, nhưng Trần Minh từ chối vì đã nặng thề nguyền với Quỳnh Nga trước khi lên đường đi thi. Đây là lớp diễn cao trào, điểm nút của vở và NSUT Thanh Sang đã điểm xuyết nổi bật trong vai Trần Minh hùng tráng và đầy triết lý đạo lý thế thái nhân tình. Tràn Minh từ chối chức phò mã, vua buộc tội là phạm thượng khi quân và Trần Minh đối đáp bằng tính triết lý: (ca Mẫu tầm tử) "Vn t thánh quân đã có lòng thương tưng, nhưng quê nhà thn đã có v ha hôn, không th nào vong ph đành tâm, đành t lòng thương mến ca thánh quân...; đành rng sách có câu Quân x thn t, thn bt t bt trung, nhưng k by tôi trung vi vua vi nưc là khi quc gia lâm biến thì thn xin trãi thân đ đn đáp; còn chúa thưng bo thn bt nghĩa ph khó thì thn ly cái chết đ bo toàn... Muôn tâu chúa thưng, thn xin nhn kiếm, bng mt thái đ bình tâm la chn đ sng không trái đo làm ngưi, thn vui lòng chu chết đ trn đo vi v hin ", với công chúa "...nhan sc tin ni như loài c ni hoa đng làm sao bì đưc vi công nương, tt c nhng nhan sc công nương có, hin ph Quỳnh Nga không bao gi có đưc; nhưng trong đôi mt ca nàng có th tình sâu hơn bin c, thân th hao gy đó nhưng trong đó có trái tim thm đ màu chung tình..." Mỗi một câu chữ đối thoại, NSUT Thanh Sang như hòa hồn mình vào đó, âm giọng buồn như mọi khi trở nên hùng tráng, cứng rắn hơn chứa đầy dũng khí của một trạng nguyên là chính nhân quân tử, như một thuyết khách, không tham sang phụ khó, thấy giàu quên thưởu hàn vi, được áo cao mũ rộng quên những kẻ tay lắm chân bùn... từng lời thoại gắn liền với ánh mắt sáng lên, với động tác tay diễn đạt; nghĩa là mắt, tay, giọng nói cả ba đồng hành cùng một lúc trong hành động diễn đạt của Thanh Sang rất lôi cuốn người xem, làm tính cách Trần Minh lúc này khác hẳn lúc còn khố rách áo ôm; bây giờ là một Tân trạng xiêm y rực rỡ, vóc dáng oai phong, chất giọng trầm hùng, lúc trỗi lên sang sảng... Đây còn được xem là lớp diễn hay, đầy kịch tính và xác lập nên bản lĩnh phong cách biểu diễn của NSUT Thanh Sang để lại trong vai Trần Minh.

NSUT Thanh Sang vốn thiên phú làn hơi chất giọng "Thổ pha Đồng", cái lợi thế của "Thổ" pha "Đồng", là âm vựa giọng thổ có cao độ thấp hơn các loại giọng khác, nhưng âm trầm và hoạ âm rất đầy, lại pha thêm ít chất Đồng khiến âm trầm có độ vang, cao độ được nâng lên khi cần thiết như ca cấn lên, hoặc lúc phát âm những âm tiết mang dấu sắc và hỏi có thể âm thanh ca trở nên bay bổng, ca bài bản Bắc nhờ giọng pha chất Đồng nên độ vang trở thành âm giọng hùng tráng; nhưng ca Vọng cổ thì âm giọng ngọt chẳng thua mía lùi, mùi buồn nghe não nuột người nghe không khỏi mềm lòng... Đó là kỹ thuật xử lý hơi - giọng của NSUT Thanh Sang. Một đặc điểm nổi bật trong phong cách ca ngâm của anh là lúc nào anh cũng ca bằng tâm trạng, nghĩa là không chỉ ca cho đúng nhịp, đúng hơi giọng, đúng ca từ, mà anh còn lồng cảm xúc của mình theo nội dung từng câu ca , từng ca từ nhịp nhạc; anh ca như lời tâm sự, bộc bạch nỗi niềm không thầun tuý như chỉ ca cho đúng đạt niêm luật của một bài ca. Cụ thể qua lớp ca diễn trữ tình rất thu hút khán giả, đó là lúc Quỳnh Nga tiễn Trần Minh lên đường ứng thí. Ngay lúc anh ca lớp đầu Nam ai với kỹ thuật tiết chế âm trầm buông nhẹ hơi xuống "xang" ngọt lịm : "Làm sao tôi giận được tấm chân tình ca cả mà tiểu thơ đã dành tặng cho kẻ đã sa ... cơ, trãi thân lung lạc giữa phong trần, trong cuộc đời giã trá bạc đen, vinh nhục đã quá nhiều..."; rồi anh ca cấn lên Vọng cổ giọng vừa mùi mẫn vừa trầm ấm "Quỳnh Nga ơi! Ta nhn k vt trao tay nghn ngào mun khóc, rng rc ka yêu đương ta nguyn cùng ai th vn gi ch chung... tình. Nàng sưi m lòng ta qua muôn dm trưng đình. Tay ôm p áo vào ngc mng, chưa mc mà hơi m đã len vào tng k tóc chân tơ...". Từng nghĩa của ca từ được anh kết hợp nhuần nhuyễn với ánh mắt đượm buồn, biểu đạt lời ca như lời tâm tình; trang phục Trần Minh rách rưới te tua, nhưng lối diễn chân thật như đời thường, cùng với giọng ca ngọt ngào mùi mẫn mà NSUT Thanh Sang đã chinh phục lòng mến mộ của khán giả; và đến nỗi ngoài xã hội không ít người thần tượng Thanh Sang nên học thuộc luôn những câu Vọng cổ, rồi nháy giọng theo kỹ thuật ca ngâm của anh, lúc họ vui chơi trong tiệc tùng ngẫu hứng; cũng như một số Nghệ nhân tài tử và diễn viên Cải lương đã kế thừa hơi giọng của anh.

Có thể nói NSUT Thanh Sang là một nghệ sĩ có giọng ca độc đáo riêng, tuy ngày xưa anh từng học theo hơi - giọng của NS Thành Công, Chín Sớm, Út Trà Ôn, nhưng khi trở thành nghệ sĩ Cải lương chuyên nghiệp anh đã tạo một phong cách ca diễn riêng. Chính những nét riêng ấy, đã tạo cho NSUT Thanh Sang có những vai diễn để đời và giọng ca vàng không phai trong lòng khán giả mộ điệu.

Tác giả bài viết: tanconhac
Nguồn tin: ĐỖ Dũng -BSKTP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.