04:15 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 8498

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76896073

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Giọng Sầu Họa Mi

Đăng lúc: Thứ hai - 07/01/2013 06:29 - Đã xem: 7583
Giọng Sầu Họa Mi

Giọng Sầu Họa Mi



“Bệ hạ ơi! Chim họa mi là tiền thân của nghệ sĩ giang hồ, sống vô tư giữa mây bạc gió ngàn, vua cho dời đến điện kim loan để lệnh thánh hoàng thưởng thức mấy khúc cung thương não nùng ai oán…” Đây là bài vọng cổ Chim họa mi do NSND – Soạn giả Viễn Châu sáng tác hơn sáu thập niên trước, nhịp 16, được nữ danh ca Năm Cần Thơ thể hiện, rất ăn khách, bởi giọng nghệ sĩ rất đẹp, rất truyền cảm, du dương, xứng hợp với nội dung văn học.

Mê tiếng hót họa mi, vua cho nhốt vào lồng vàng, nuôi ở lầu son gác tía. Họa mi buồn rũ kiếp cô đơn nơi hoàng cung xa hoa nhưng dẫy đầy cạm bẫy, danh lợi bon chen. Rồi chợt nhớ chốn tiêu dao trời cao, biển rộng, mây giăng đỉnh núi… Họa mi đau đớn nỗi nhớ thiên nhiên diễm tuyệt, kỳ thú kiếp sương gió giang hồ. Nỗi niềm, tâm sự loài chim quý, nhà vua thấu hiểu, mở rộng cửa lồng. Họa mi hát khúc tạ từ.

“Dứt lời họa mi vỗ cánh bay cao… ngàn trùng quan san hiểm trở, bỏ lại sau mình bao lớp cung điện nguy nga. Từ đây xin vĩnh biệt kinh thành, tránh xa vòng lợi danh cương tỏa, để cho tiếng lòng vang xa mây nước ngàn trùng, xông pha gió bãi trăng ngàn (song lang xề) để cho nắng dãi mưa chan, phong sương phủ mờ thân thế cho trọn một đời nghệ sĩ tài hoa (song lang hò câu 20).

NHớ và suy ngẫm về bài Chim họa mi, một trong những soạn phẩm đầu tiên trong sự nghiệp cầm bút của cậu Bảy Viễn Châu, ngay câu đầu “chim họa mi là tiền thân của người nghệ sĩ giang hồ”, ta chiêm nghiệm điều gì? Đảo ngược câu nói, ta hiểu “nghệ sĩ giang hồ” kia là “hậu thân” của chim họa mi.

Cuộc đời có những chuyện nhân quả, nghiệp duyên như tiền định. Tác phẩm khai bút Chim họa mi rất ăn khách và tâm đắc của soạn giả Viễn Châu có 4 từ “nghệ sĩ giang hồ” đã phần nào vận vào văn nghiệp của ông qua một nữ nghệ sĩ tài danh thượng thặng có giọng hát vàng son, sầu muộn cổ kim hy (xưa nay hiếm) mang tầm vóc họa mi: NSUT Út Bạch Lan.

Thuở bé, cô khởi nghiệp hát hò cùng tay đàn Văn Vỹ. Hai cá thể tác nghiệp du ca khắp phố thị sông nước như kiếp giang hồ nghệ sĩ. Tiếng đàn Văn Vỹ ngày càng kỳ ảo đã nâng giọng họa mi Út Bạch Lan thêm diễm tuyệt. Cho đến khi thể hiện các bài ca mang “thương hiệu” Viễn Châu qua công nghệ đĩa hát thì làn giọng càng thăng hoa đến cao điểm. Và có thể nói, SG Viễn Châu đã tốn nhiều tâm huyết để cung ứng nhiều, rất nhiều danh phẩm ca cổ để “họa mi giọng sầu” tác nghiệp như tiền định.

Giữa thập niên 50 thế kỷ XX, Ngọc Nuôi đã là đào chánh, Hoàng Văn là đào lẳng độc danh giá thì chị - Út Bạch Lan – bắt đầu được báo chí và khán giả chú ý với vở dã sử “Đồ bàn di hận” trên sân khấu Thanh Minh. Giọng ca mượt mà lảnh lót lại đậm chất bi ai, chị đã mê hoặc khán thính giả từ sàn diễn đến đài phát thanh, dĩa nhựa. Đến vở thi ca nhạc kịch “Cung đàn trên sông lạnh” (SG Thu An) đóng cặp với nam danh ca Út Trà Ôn là một cuộc bứt phá ngoạn mục của một cô đào có thế mạnh về ca. Chị đã thành công trong nổ lực ca ngâm để khỏi phải “lép vế” trước ông “vua vọng cổ”. Thanh Nga lúc đó hãy còn là Juliette Nga nhỏ bé, thủ vai tiểu thư Đạt Bích Lan độc ác. Danh tiếng Út Bạch Lan vang dội ở diện rộng, nhưng với những người sành điệu và các nhà phê bình khó tính, cán cân ca diễn còn độ lệch rõ nét.

“Đối thủ” đáng gờm của chị thời ấy là Thanh Hương. Ái nữ của danh ca Tư Sạng và đệ nhất kịch sĩ (do khán giả bầu chọn) Năm Châu. Cả hai đều trạc tuổi, nổi danh cùng lúc, là đào chính trên sân khấu đại ban, và đã có quá trình khá dài cùng thi triển tài nghệ sĩ qua những bộ dĩa nhựa nổi tiếng và để đời như Dưới hàng phượng vĩ, Nước mắt kẻ sang Tần, Tình cô gái Huế, Thuyền ra cửa biển, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Nước chảy qua cầu, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Nắm cơm chan máu…

Có đối thủ ắt có cạnh tranh. Cho nên Út Bạch Lan không ngừng khổ luyện diễn xuất, trau chuốt kỹ thuật ca ngâm, sáng tạo nét mới nhiều âm sắc cho ca từ qua nghiên cứu tâm lý nhân vật, chuyển hóa thoại, ca và diễn thành một hợp chất với cường độ thẩm thấu cao.

Vở “Nửa đời hương phấn” của liên danh Hà Triều – Hoa Phượng có thể nói là một “siêu phẩm” tô đậm dấu son sự nghiệp sáng tác của đôi soạn giả, đồng thời là bệ phóng đưa tên tuổi Út Bạch Lan lên đỉnh cao. Báo chí đã dùng từ “xuất thần” ca ngợi tài ca diễn của chị.

Nhân vật Hương là gái giang hồ. Các tác giả đã dựng nên một nội dung bạo liệt hơn cả Trà Hoa Nữ với những tình tiết đầy thuyết phục người xem đồng cảm với một sinh linh ngập ngụa trong vũng lầy sa đọa. Đó là thành công lớn và không kém phần kỳ diệu nhờ vào tài hóa thân “lộng giả như chân” của Út Bạch Lan. Đường dây kịch với tiết tấu nhanh, sôi động, nhiều cao trào, các diễn viên ca diễn vượt trội tạo điều kiện thuận lợi cho cô đào chính mặc sức tung hoành. Đặc sắc nhất là cảnh chót – thiền môn – cô Hương trong lớp nâu sồng đã lấy của khán giả bao nhiêu là nước mắt qua diễn xuất đỉnh cao, ca những câu vọng cổ não nùng với kỹ thuật kinh điển. Lớp phụng hoàng (12 câu) “… thì chị cũng ráng về với em…” ca chung với Thành Được, Ngọc Nuôi, chị đạt đến độ tuyệt vời. Phụng hoàng vốn là bài Oán với âm giai trữ tình đậm tính tự sự, thanh nhã, rất hợp với giọng bi Út Bạch Lan hội đủ tố chất để xử lý và biến lớp ca ấy trở nên bất tử gần nửa thế kỷ nay. Riêng câu thoại “Trời ơi! Ai đã cắt tóc của tôi?”, Út Bạch Lan bộc lộ qua tiếng thét, người viết bài này nghĩ rằng diễn như thế là hợp lý, bởi Hương xuất thân từ một gái quê ít học, lại chịu quá nhiều ẩn uất trái ngang không ai chia sẻ đến phải phát tiết bằng ngữ điệu cao tầng. Lớp đấu lý với Bích – Việt Hùng, út Bạch Lan ca Kim tiền bản với kỹ thuật rất chắc nhịp nội, nhịp ngoại, quăng bắt ca từ gãy gọn, giòn giã nghe rất khoái cảm.

Do thành công ở sàn diễn, chị được các hãng dĩa tranh nhau mời thu thanh dĩa đơn, dĩa tuồng đa dạng từ xã hội, cổ tích, sử VN đến Trung Hoa, Tây, Nhật,… với số lượng nhiều nhất so với các danh ca khác.

Chị Hằng (vở Con gái chị Hằng – SG Hà Triều – Hoa Phượng) là “vai vàng” giúp Út Bạch Lan tiếp cận tột đỉnh vinh quang. Bên cạnh một cậu Tư Kiên – Hữu Phước quá ư độc đáo, một Trinh – Thanh Nga đang thời lừng lẫy, một Thành Được sáng rực, một Tám Vân và một Ba Thanh Loan điêu luyện, chị Hằng – Út Bạch Lan chói lọi hào quang trong bi kịch người mẹ hết dạ thương con, quên cả bản thân mong con học hành thành đạt, ấm no hạnh phúc, dẫu rằng sự hy sinh kia thể hiện bằng những bước đi sai lầm dẩn đến cái chết thảm, bỏ lại đứa con dại khờ. Nét diễn tinh tế qua tu luyện, kết hợp những sắc màu ảm đạm của cuộc đời cơ cực, lắm phong ba từ buổi ấu thơ, đã phả vào những câu vọng cổ mùi mẫn, nghẹn đầy nước mắt trong nổi niềm bi thiết khó giải bày, đã trùm phủ lên khán phòng một từ trường đẩm lệ xót thương đồng cảm.

Xã hội VN tự nghìn xưa đã có định kiến khắc nghiệt về người đàn bà trắc nết lăng loàn, vợ lẽ, mẹ kế, gái giang hồ… qua lời truyền khẩu dân gian, qua ca dao, qua văn học… toàn bằng ngữ điệu chán ghét. Thật lạ! Xu thế ấy bỗng bị lay động, sự cảm thương thay cho căm ghét khi công chúng tiếp cận những Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Tần Nương Thất của cùng đôi soạn giả. Thàng công của soạn giả được cộng hưởng tài năng diễn viên, có thể nói như thế. Văn học, nghệ thuật chân chính có uy lực cảm hóa, chuyển biến định kiến khắt khe, hướng dẩn tư duy, thẩm mỹ, quan niệm,,, đắc lực là thế.

Chưa đến tuổi “băm” mà tay nghề đã chín muồi, chuyên “trị” vai bi với giọng ca vàng, chị đã nghiễm nhiên là thành viên của “vọng cổ ngũ bá” (Út Trà Ôn, Ba Kim Anh, Hữu Phước, Út Bạch Lan, Thanh Hương). Thành công nối tiếp thành công, ngày càng thu hút khán thính giả mãnh liệt, chị trở thành “sầu nữ” – mỹ danh được báo giới phong tặng, công chúng thừa nhận. Yêu nghề, hiếu học, lại có cơ may được nhiều bậc thầy điểm hóa khi họ công tác với đoàn Thanh Minh.

Trên sân khấu Kim Chưởng, Út Bạch Lan có những vai để đời với màu sắc như Kiều Phi Yến (Nửa bản tình ca), Chiêu Trúc Lệ (Thuyền ra cửa biển). Kiều Phi Yến với thân phận một chinh phụ, hoàn cảnh trớ trêu phải kết mối duyên hờ để được yên bề nuôi con chờ chồng, Chiêu Trúc Lệ với nhục vong quốc, ép mình ưng vua già Diệp Chấn Phong, cam bội ước với chàng tráng sĩ, nào ngờ chàng là hoàng tử của nhà vua họ Diệp. Nghịch cảnh trái ngang nhấn chìm hai phụ nữ đáng thương vào vòng xoáy đoạn trường đã được “sầu nữ” thể hiện tuyệt vời từ diễn đến ca. Từng lời thoại văn học, từng lời ca với đài từ hoàn hảo minh họa từng nét diễn đã hấp dẫn người xem vào thế giới nhân vật huyền hoặc qua câu lối, câu vọng cổ đầy tâm trạng, tám câu Phụng hoàng (lớp Phi Yến ca với Kim Tùng) đài trang buồn diệu vợi… Khán thính giả không thể nào quên những lớp Phụng hoàng chị ca trong thời tác nghiệp, đặc biệt trong vở Bụi mờ ải nhạn đã tinh tế đến vô biên. Có thể bảo rằng Hữu Phước, Thanh Nga, Út Bạch Lan là những nghệ sĩ ca Oán rất giỏi. Ngoài ra Út Bạch Lan còn ca tốt nhiều thể điệu, mà Sương chiều cũng là “hàng độc” khó ai qua. “Chiêu độc” khác là cách nói lối chồng hơi tạo hưng phấn cho dàn nhạc và bạn diễn nam vô vọng cổ mùi mẫn, gặt hái pháo tay rầm rộ hơn. Còn nữa, ca chồng hơi cao vút xuống nhịp câu thứ bảy Phụng hoàng đậm chất Oán, hoặc là cách chuyển giọng xuống xề câu vọng cổ thứ năm vừa chính xác song lang vừa luyến âm “xề” đậm hơn chữ xề đờn như một dấu lượng oằn hình cánh cung, độc đáo khôn xiết. Quả là một tay “phù thủy” với những sáng tạo… gây sốc, cơn sốc thú vị, khác hẳn cách sáng tạo kiểu cọ không tôn trọng nhạc căn của nhiều nghệ sĩ sau này.

Mấy mươi năm theo nghiệp, Út Bạch Lan để lại nhiều vai diễn và băng dĩa để đời, nhưng tiêu biểu nhất là The (Hương) và chị Hằng là hai “vai ruột” chưa ai thay thế được. Ở tuổi “cổ lai hi”, giọng ca “sầu nữ” vẫn sầu, kỹ thuật và phong độ vẫn còn rất cao. Quả là điều lạ so với thường tình. Trời sinh Út Bạch Lan để ca vọng cổ đấy! Những chuyến đi không mệt mỏi cùng với đoàn từ thiện Phật giáo đã lưu dấu ấn đẹp đời nơi đồng nghiệp, công chúng. Những động thái ân cần truyền đạt kinh nghiệm cho lớp kế thừa đã thắp sáng thêm phương danh một “sầu nữ”, người con yêu, bảo vật của thánh đường nghệ thuật.

Hồ Quang

Tác giả bài viết: tanconhac
Nguồn tin: BSKTP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.