09:08 PDT Thứ năm, 16/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 17457

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77992190

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

Vẻ Độc Đáo Trong Các Điệu Hát Của Nghệ Thuật Hát Bội

Đăng lúc: Thứ ba - 04/06/2013 15:52 - Đã xem: 4148
Vẻ Độc Đáo Trong Các Điệu Hát Của Nghệ Thuật Hát Bội

Vẻ Độc Đáo Trong Các Điệu Hát Của Nghệ Thuật Hát Bội


Hát Bội là một nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, trong đó các yếu tố ca, vũ, nhạc được kết hợp một cách hài hòa khi biểu diễn. Nghệ thuật này vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu tố của sân khấu hiện đại.

Đông

Image
Nghệ sĩ Ngọc Bày trong một trích đoạn hát bội

Nghệ thuật mang tính tượng trưng, ước lệ
Hát Bội là một nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, trong đó các yếu tố ca, vũ, nhạc được kết hợp một cách hài hòa khi biểu diễn. Nghệ thuật này vừa chứa đựng yếu tố của sân khấu cổ điển lại vừa chứa đựng những yếu tố của sân khấu hiện đại. Yếu tố sân khấu cổ điển của nghệ thuật Hát Bội là những điệu hát, điệu múa được đúc kết trở thành khuôn vàng thước ngọc. Từ cảnh trí sân khấu, điệu bộ vũ đạo đến cách hát và cách vẽ mặt vừa cường điệu vừa tượng trưng, ẩn dụ, khiến người xem phải am tường bộ môn này mới thưởng thức được cái hay của nghệ thuật. Yếu tố hiện đại thì ở chỗ người nghệ sĩ khi biểu diễn trên sân khấu không cần cảnh trí.

Nghệ sĩ Hát Bội Ngọc Bày (Từng là giảng viên dạy Hát Bội tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn) cho rằng sở dĩ sân khấu Hát Bội không cần cảnh trí mà phải để trống vì Hát Bội hát theo văn vần, lời nói bằng thơ được âm nhạc hóa, cách hành văn theo lối xưa, không thể dùng văn xuôi hay văn kịch để viết tuồng Hát Bội.
Ví dụ
Một sắc thiều quang tỏ rạng,
Đôi nhành mai liễu đua tươi.
Trời xuân cảnh vật chào người,...
Cảnh vật nhìn vẻ gấm càng tươi.
Thiều quang vừa ngoại sáu mươi,
Đầy đường hoa nở, lắm người đạp thanh.
Trời thanh rạng vẻ xuân xanh.
Mộ người thanh tảo phí tình cửu thiên...

Nếu để tranh cảnh trang trí cụ thể, thì khi người diễn viên hát diễn biến câu chuyện, cảnh trí đã được dựng lên sẽ chỉ đơn điệu một cảnh đó, không diễn tả được hết nội dung câu truyện.

Nghệ sĩ Ngọc Bày chia sẻ:
“Vì vậy, không bày trí một cảnh sắc nào cụ thể thì khi người diễn viên xuất hiện, cảnh tượng sân khấu mới hiện dần lên, địa điểm và thời gian mới được xác định. Với một câu hát, một điệu múa, người diễn viên dựng nên cả một trời tưởng tượng, lúc là triều đình, khi là rừng núi, lúc là vườn thượng uyển, thoắt đã thành bãi chiến trường. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ Hát Bội còn kiêm cả việc dựng cảnh. Nhưng để dựng được cảnh sắc trong trí tưởng tượng của người xem, người nghệ sĩ phải dùng những động tác tượng trưng với giả định có cảnh thật trước mắt. Đây là những động tác điêu luyện, được cách điệu cao và giàu sức biểu hiện. Nhờ những động tác tượng trưng này, người nghệ sĩ vượt ra ngoài khuôn khổ diện tích chật hẹp của sân khấu, tạo nên toàn bộ cuộc sống trên sân khấu.”

Nghệ sĩ Ngọc Bày cho biết, qua những tìm hiểu của bà, thì trước khi Hát Bội được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, dân ta đã có một điệu hát riêng biệt của dân tộc. Đến đời Nguyên bên Tàu (1285), tướng Toa Đô sang xâm chiếm nước ta bị Hưng Đạo Vương đánh đuổi. Khi quân Tàu thua chạy, quân ta bắt được một số tàn quân, trong đó có tên Lý Nguyên Cát biết múa hát. Nhà Trần hậu đãi tên kép hát ấy để dạy cho người mình về hình thức của điệu Hát Bội như: cách múa, vẽ mặt, mặc xiêm giáp..
“Còn về nội dung của các giọng hát thì người mình đã có sẵn từ trước. Những nghệ nhân Việt Nam đã biến đổi nó thành nét nghệ thuật riêng của Việt Nam. Âm nhạc Hát Bội của ta khác với âm nhạc của Tàu nhiều lắm. Giọng hát là do âm nhạc phát sinh, mà tiền nhân ta đã biết dung hòa cái hình thức điệu bộ của Tàu với nội dung âm điệu của mình sẵn có để tạo nên một lối hát đặc biệt Việt Nam.”

Nghệ thuật thanh nhạc của Hát Bội

Theo nghệ sĩ Ngọc Bày thì thanh nhạc của Hát Bội gồm 2 phần: bài bản và không bài bản (làn điệu).
-Dạng có bài bản:
Có 3 loại, là những bài nhỏ - cho các vai phụ, vai hề gọi chung là “nồi niêu”; bài thường - những bài bản trong tình huống bi thương sầu oán; và bài chính - gồm những bài dài hơn, phân theo các nhóm tính chất: trữ tình, hoành tráng, những bài dành cho các vai nữ với giai điệu mềm mại, những bài có tính chất vui tươi, ngân nga hoặc ngâm vịnh...
-Dạng theo làn điệu:
Là những điệu hát cơ bản và khá phổ biến, gồm những điệu chưa có khúc thức hoàn chỉnh. Tính chất co giãn và tương đối tự do của làn điệu là cơ sở cho phong cách ngẫu hứng của diễn viên. Dạng theo làn điệu có hai loại: loại không theo nhịp và loại theo nhịp.

Loại không theo nhịp thì có:
1.Nói Lối: Kỹ thuật rất đặc thù và phổ biến nhất trong Hát Bội. Các nghệ sĩ rất chú trọng kỹ thuật này vì làn điệu phong phú, sâu sắc và tính tự do, phóng khoáng. Có nhiều kiểu nói lối, lệ thuộc vào hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật;
Riêng về “nói Lối”, tuy gọi là nói, nhưng nghệ sĩ cất giọng cao gần như hát. Có 4 cách “nói Lối”: Lối Xuân (nói chậm rãi, nghiêm nghị, thường dùng khi xưng tên và đàm thoại; Lối Ai (nói lúc buồn để tả tâm sự đớn đau thê lương); Lối Xẵng (lối nầy nói nhanh hơn lối xuân và lối ai, dùng trong lúc giận hay khi tỏ lời khí khái, cũng ngâm theo văn vần). Ví dụ: (Nổi lôi đình chi nộ. Phấn thích lịch chi oai. Phú Ôn Đình em khá tranh tài, Trừng phạt gã, để răn muôn chúng) ; và Lối Thường (dùng văn xuôi). Thí dụ:
“Công Chúa giận cũng phải, nhưng xin Công Chúa nghĩ lại. Nay tên Bàng Hồng đã sàm tấu cùng Thánh thượng rằng hạ quan là kẻ phản quốc tư thù, nên lệnh trên đã dạy giam từ mẫu nơi ngục nội...”
2.Xướng, tức là nói lớn lên một cách chậm rãi cho mọi người đều nghe. Một vai tuồng mới khi ra mắt khán giả thường xướng 4 câu để tỏ tâm sự hoặc hoàn cảnh của mình. Là kỹ thuật hát nói rất đặc thù trong Hát Bội, gồm nhiều loại lệ thuộc vào những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau của nhân vật. Ở các kịch bản Hát Bội, có sự phân biệt rất rõ giữa ca và xướng. Nếu trong ca, giai điệu được dùng để diễn tả tình cảm thì trong xướng, ngữ khí đóng một vai trò quan trọng. Xướng thường cất cao giọng, dựng hơi lên.
3.Bạch, là bày tỏ rõ ràng cho mọi người biết. Bạch thường dùng Hán văn 7 chữ. Dùng cho những vai tướng võ, thầy rùa, kép núi... để biểu thị cái chí hướng hoặc tài lực của mình.
4.Ngâm, là điệu ngâm thơ Đường luật. Giọng Ngâm nghiêm nghị và tha thiết dùng để tỏ tình luyến ái khi vợ chồng hay tôi chúa sắp xa nhau.
5.Thán, gồm những làn điệu mang tính thất vọng, oán thán, than thở. Thường nhân vật tự thán 4 câu hoặc nhiều câu bằng chữ Hán.
6.Oán, là ai oán, dùng khi khóc người quá cố, hoặc khi oán trách vận mạng.
7.Quân bẩn, thường hát khi quân cầm cờ hiệu đứng tại cửa buồng hay đi ít vòng trên sân khấu để thị oai (lúc kéo binh đi đánh giặc hoặc sắp về trào để vấn tội nghịch thần).
8.Hát Bài: các mỹ nữ thường hát Bài để chúc thọ cho vua.
9.Tán (Đường hát Nam, đệm thêm một câu chữ Hán); Hường (là những tiếng Việt đệm ở giữa 2 câu hát hoặc 2 câu Lối để phụ nghĩa); Vĩ (dùng để chuyển từ câu Lối bắt qua hát Nam, hát Khách, hay muốn Ngâm, Thán...); Láy (trong điệu Hát Bội, nghệ sĩ thường phải thêm những tiếng a, ư, ý, a, ừ, hừ ở sau một câu hát để cho án theo đờn kèn); Giáo đầu và Chúc vãn (giáo đầu hát lúc khai diễn và chúc vãn hát lúc buổi hát chấm dứt); Vịnh: Mang tính lãng mạn, phóng khoáng; Sa mạc: Thường gặp trong các cảnh thể hiện cảm xúc trữ tình.

Loại theo nhịp gồm có:
1.Hát Khách, còn gọi là hát Bắc, gồm có: Hát Khách hành binh (để diễn tả tâm trạng nhân vật trước hoặc đang lúc ra quân); Hát Khách đối thoại (dành cho 2 người); Hát Khách tự sự: nhân vật thể hiện tâm trạng của chính mình; Hát Khách tửu: Nhân vật đang uống rượu; Khách tử: Nhân vật khi sắp chết; Khách tẩu: Đang chạy, hoặc dang lúc khẩn trương ra trận; Khách hồn: nhân vật là hồn ma hiện về; Khách phú: nhân vật là người quí phái, sang trọng.
2. Hát Nam. Có các loại: Nam xuân: Tâm trạng vui tươi, sảng khoái; Nam ai: Tâm trạng buồn bi lụy; Nam xuân nữ: Ít thấy sử dụng trong các vở Tuồng cổ. Tâm trạng buồn nhưng không không bằng Nam ai; “Nam Chạy” (lúc bị truy nã cấp bách hay bị lạc vào rừng, vai tuồng vừa chạy vừa hát nên gọi là Nam Chạy); và “Nam Biệt” (chỉ sự xa cách nhau, kẻ đi người ở. Văn Nam thường dùng câu song thất hay có khi dùng câu lục bát).

Bên cạnh những giọng hát chính đã kể trên, Hát Bội còn có nhiều giọng hát phụ khác dùng vào các trường hợp đặc biệt như: Điệu Thiền hay Thoàn (của Sư tăng); Điệu Phù Thủy (của Pháp sư); Thài (đào cầm quạt, vừa múa vừa hát); Giao Duyên (lúc vợ chồng hiệp cẩn giao bôi); giọng Gian Nan(của các vai hề)...

Kỹ năng của người nghệ sĩ Hát Bội
Nghệ sĩ Ngọc Bày nhận xét: “Về kỹ thuật hát, nghệ sĩ Hát Bội ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập, rèn luyện dài lâu. Sân khấu Hát Bội ngày trước thường hát ngoài trời nên nghệ sĩ cần có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều. Trong khi học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt. Đây là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh nhạc trong nghệ thuật Hát Bội của từng địa phương”.

Nói thêm về sự khổ luyện của nghệ sĩ Hát Bội trong buổi đầu làm quen với nghệ thuật này, nghệ sĩ Ngọc Bày nói, các nghệ sĩ Hát Bội phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm, không nói ngọng. Vì vậy trước khi tập hát, các nghệ sĩ thường tập nói, luyện ngữ âm, ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối như một trong những phương thức nghệ thuật tinh tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật. Có thể xem đây như một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tượng trưng trong Hát Bội. Ngoài ra, người học Hát Bội phải luôn tuân thủ nguyên tắc: trống, mái (theo qui luật âm, dương trong Dịch). (B.H)

Băng Huyền


Tác giả bài viết: phuongdiep
Nguồn tin: VD
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.