15:25 PDT Thứ sáu, 20/09/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 693

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 670


Hôm nayHôm nay : 39100

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046218

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 85663761

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

Xem tiếp...

Đơn ca tài tử - Kỳ 3: Rạp hát, đĩa hát thầy Năm Tú

Đăng lúc: Thứ hai - 10/06/2013 01:47 - Đã xem: 4263
Mặt tiền rạp hát Tiền Giang nay vốn là rạp hat Thầy Năm Tú xưa kia

Mặt tiền rạp hát Tiền Giang nay vốn là rạp hat Thầy Năm Tú xưa kia



Vào đầu thế kỷ 20, thầy Năm Tú không chỉ nức tiếng với gánh hát của mình mà còn đóng góp quan trọng để quảng bá cải lương.

Rạp cải lương đầu tiên

Châu Văn Tú, còn gọi là Pièrre Châu Văn Tú (hay thầy Năm Tú), là một nhà tư sản ở Mỹ Tho xưa. Năm 1918, ông xây dựng tại chợ Mỹ Tho một rạp mang tên Cinéma Palace, còn gọi là rạp Thầy Năm Tú (sau này đổi tên là rạp Vĩnh Lợi rồi Tiền Giang).

 Máy hát đĩa xưa
Máy hát đĩa xưa - Ảnh: H.P

Trước khi có rạp thầy Năm Tú, ở Mỹ Tho đã có rạp Tư Lài nhưng cũng chỉ dành cho hát bội, bên trong bài trí sơ sài. Lần đầu tiên ở Mỹ Tho có một rạp hát tương đối hiện đại, dành riêng cho nghệ thuật cải lương. Rạp Thầy Năm Tú có sân khấu rộng và cao, được bố trí ròng rọc để thay đổi phông màn, hai bên có nhiều lớp cánh gà. Rạp có hai tầng ghế ngồi. Tầng dưới có hàng trăm ghế đủ 4 hạng: thượng hạng, hạng nhất, nhì và ba. Trên lầu là sàn gỗ chắc chắn cũng bố trí ba hạng ghế: nhất, nhì, ba. Còn hai bên chia thành từng ngăn và bốn ghế đẹp dành cho khách đặc biệt. Qua nhiều lần đổi chủ, sửa sang, rạp Thầy Năm Tú hiện vẫn còn ở đường Lý Công Uẩn với tên là rạp Tiền Giang, nhưng ít khi có đoàn cải lương diễn.

Hồi đó, sau khi mua lại gánh xiếc cùng một số diễn viên tài năng của ông André Thận, thầy Năm Tú sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản - là thầy tuồng, dàn dựng nhiều vở cải lương rất ăn khách. Năm 1922, thầy Năm Tú lập gánh hát và cũng là gánh hát thành công nhất, thu hút được nhiều diễn viên nổi tiếng bấy giờ như Sáu Nhiêu, Tám Danh, Phùng Há, Năm Châu… Gánh hát Thầy Năm Tú thường diễn tuồng Kim Vân Kiều (của Nguyễn Công Mạnh), Trưng Nữ Vương (của Đặng Thúc Liêng), Trang Châu mộng hồ điệp, Mộc Quế Anh dưng cây, Tội của ai (của Năm Châu)… Mỗi tuần gánh hát Thầy Năm Tú diễn tại Mỹ Tho 3 đêm, diễn ở rạp Eden (Chợ Lớn) 3 đêm và nhiều nơi khác.

Máy hát thầy Năm Tú

Ngoài việc xây rạp, lập gánh hát, thầy Năm Tú còn nhập linh kiện về rồi tổ chức lắp ráp và phổ biến máy hát đĩa hiệu Pathé phono. Ông còn làm đại lý thu đĩa các tuồng cải lương gánh hát của mình gửi sang Pháp cho hãng Pathé phono in ra đĩa rồi đem về bán.

Máy hát thầy Năm Tú có đặc trưng riêng là mang nhãn hiệu Con chó, đĩa hát thì hiệu Con gà trống đỏ. Đĩa hát thầy Năm Tú có 2 loại: Loại thứ nhất phát các bài hát bằng tiếng Hoa và bán cho người Hoa. Loại thứ hai dành cho thính giả Việt Nam. Do đĩa có dung lượng rất thấp nên mỗi tuồng cải lương phải in từ 6 đến 12 đĩa, tùy theo tuồng. Sau này, mỗi đĩa đơn chỉ chứa một bài 6 câu vọng cổ.

Lúc bấy giờ, nhờ có phương tiện máy hát đĩa mà nhiều người bình dân thuộc vanh vách các điệu ca Tứ đại oán, Hành vân, Xàng xê, Dạ cổ hoài lang… Sau này thì Tiết Nhơn Quý chinh đông, Tiết Đinh San chinh tây rồi tới Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà. Riêng ở thôn quê, mỗi khi có đám cưới, người có máy hát đĩa rất khổ vì được gia chủ cho người bơi xuồng tới rước về ngồi trên bộ ván giữa để quay dây thiều và thay kim, thay đĩa phục vụ thính giả suốt đêm. Đĩa hát có 2 mặt, nhưng đối với người kỹ tính thì hát xong một mặt phải thay một cây kim mới để khỏi làm trầy đĩa, trong khi thời lượng của một đĩa 6 câu vọng cổ chỉ chừng 10 phút và mỗi khi hát xong một mặt phải trở bề.

Cũng từ khi có máy hát thì dư luận bàn tán xôn xao. Người thì khen kỹ thuật phương Tây giỏi, kẻ thì cho rằng bọn Tây dùng mị thuật bắt hồn người ta nhốt vào trong đó, từ đó chúng dễ bề cai trị… Vì vậy có thơ bình luận rằng: “Chỉ nghe tăm tiếng thấy đâu hình/Phẫn nộ cười ca nghe mà kinh/Mị thuật trên đời nhiều phép lạ/Không là thần dị cũng tà tinh”.

Mặc dù có khen có chê, nhưng rồi người ta cũng chấp nhận và cũng nhờ có máy hát thầy Năm Tú mà cải lương được phổ biến rất nhanh. Có những người còn mang loại hình nghệ thuật này ra tận Hà Nội rồi tổ chức tập đàn, tập ca và dựng tuồng cải lương trên đất Bắc, như sinh viên Trường cao đẳng Hà Nội tổ chức dàn dựng và trình diễn vở Tối độc phụ nhơn tâm, rồi sinh viên Trường Lục lộ-Công chánh đưa tuồng Kim Vân Kiều lên diễn đầu tiên ở rạp Quảng Lạc (Hà Nội) vào khoảng năm 1925... (Từ hát bội đến thoại kịch, tác giả Thuần Phong, Đồng Nai Văn tập, số 7.1966).

Tiếc thay, thầy Năm Tú sau đó bị vỡ nợ, các dịch vụ văn hóa do ông khởi xướng ngừng hoạt động. Và đầu năm 1928, gánh hát Thầy Năm Tú tan rã tại chợ Cái Bè sau 6 năm tồn tại.  

Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: TNO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.