21:02 PDT Thứ ba, 14/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 183


Hôm nayHôm nay : 37876

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 889356

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77924449

Trang nhất » Tin Tức » Đời Thường Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

Chuyện đời buồn của “Quân tử cầm” lẫy lừng Nam Bộ

Đăng lúc: Thứ ba - 19/03/2013 13:08 - Đã xem: 5740
Chuyện đời buồn của “Quân tử cầm” lẫy lừng Nam Bộ

Chuyện đời buồn của “Quân tử cầm” lẫy lừng Nam Bộ


Đã hơn 30 năm trôi qua, kể từ ngày danh cầm Năm Cơ ra đi mãi mãi, giới mộ điệu vẫn chưa thể quên hình bóng "Quân tử cầm" một thủa. Lời ân hận muộn màng của ông trước lúc ra đi đã làm cảnh tỉnh không biết bao nhiêu nghệ sĩ trót "mua vui" với thú "đốt tiền ngửi khói" của cả một thời kỳ.

Danh cầm lắm nỗi niềm bi uẩn

Năm Cơ tên thật là Dương Văn Cơ (1919-1980), thân phụ ông vốn người Triều Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam sống nghề buôn bán nhỏ. Do gia cảnh, từ khi lên 7 Năm Cơ đã phải đi chăn bò cho người cô ruột. Nhỏ tuổi nên ít bạn mục đồng chơi, buồn không biết làm gì, cậu bé lấy cây đàn đoản (loại đờn kìm có cần ngắn) ra ngân nga mấy khúc nhạc học "lóm" của người ta. Mỗi khi nghe được đâu đó bài tấu từ đờn kìm là cậu lại "run" lên, và "tập tễnh" tấu theo cho... mấy con bò "nghe". 

Những "tuyệt phẩm" của bộ ba Năm Cơ - Văn Vĩ - Bảy Bá

“Lớn lên, mỗi lần nghe hai bộ đĩa "Hiếu tình trung nghĩa" và "Khóc bạn" (hãng đĩa Pathé sản xuất) do thầy Sáu Tửng đờn cho Cô Ba Bến Tre (danh ca thời đó) hát thì Năm Cơ đem lòng ngưỡng mộ khôn cùng. Thời kỳ này tiếng đờn của thầy Sáu Tửng được xem là danh cầm về đờn kìm và sến đương thời. Ngay cả thi sĩ Xuân Diệu trong một lần "diện kiến", nghe Sáu Tửng đờn xong đã cảm tác đề thơ lên cây đờn thay lời khen tặng", nhạc sĩ Nhị Tấn cho biết.

Năm Cơ không thể lên Sài Gòn tìm thầy bái sư nên tự "dạo lóm chữ đờn" của Sáu Tửng và coi ông là "thần tượng". Tại quê nhà làng Ngũ Lạc, huyện Cầu Ngang, Trà  Vinh, cậu bé theo nhạc sĩ Sáu Lắc học đờn. Vốn là người năng khiếu, đam mê lại biết "lịch luyện" nên không lâu sau, Năm Cơ đã tham gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử của huyện. Lúc này ngón đờn của Năm Cơ mới bắt đầu "phát tiết" làm đắm say bao cô gái nơi làng quê.

Rồi ở tuổi 23, Năm Cơ lập gia đình với cô thôn nữ cùng xóm, nhưng sớm lâm vào cảnh chia ly. Nhạc sĩ Văn Chức, cũng là người nghiên cứu và truyền dạy đờn - ca cổ nhạc cho biết: "Chính sự gãy gánh tình nghĩa vợ chồng quá sớm đã làm Năm Cơ sớm u uất, biết thế nào là "cay đắng mùi đời" nên ngón đờn của ông từ đó thêm réo rắt, mùi mẫn. Mỗi khi nghe lại tiếng đờn của ông, ta như thoáng thấy nỗi chia ly trong đó".

Sau chuyện tình buồn, Năm Cơ cứ lãng đãng, quẩn quanh trong làng, đờn ca đây đó, vui thú nơi ruộng vườn cùng bè bạn. Ngót hơn 5 năm trôi qua, Năm Cơ quyết chí khăn gói lên Sài Gòn lập nghiệp. Tài sản mang theo "độc" chiếc đờn kìm và bộ đồ "dính da": Chiếc áo sơ mi cũ sờn và cái quần lửng bạc màu. Năm Cơ lang thang đến quán ca nhạc Mỹ Linh trên đường Dumartier (nay là đường Cô Giang, Q.1), nơi có danh ca là Cô Ba Trà Vinh (đồng hương với Năm Cơ). Tiếng đờn mượt mà của Năm Cơ, giọng ca mùi mẫn của cô Ba đã làm bùi tai và nức lòng người mộ điệu. Bên cạnh đó, vì cuộc mưu sinh, Năm Cơ còn đi đờn "sân khấu đất, rạp trời" cho nhóm Tài tử Bảy Bửu đi bán "cao đơn hoàn tán" dạo cho nhà thuốc Đại từ bi.

Trong một lần ngồi tại quán cafe "cóc" ở con hẻm của đường Trần Hưng Đạo, Q.5, gần nhà "vua vọng cổ" Bảy Bá (Soạn giả Viễn Châu) chia sẻ: "Anh Năm Cơ có sự đãng trí hay lắm, sống ở Sài Gòn mấy mươi năm mà không thuộc nổi chục tên đường, học trò thì nhớ chỉ vài tên. Còn khi đờn thì hay quên vô đầu bằng chữ đờn gì, của bản đờn nào. Nhưng hay ở chỗ đã cất tiếng đờn rồi thì khỏi phải nói. Chỉ có "tuyệt" mà thôi..."

Nhạc sĩ Minh Hữu

Bước sang tuổi 31, Năm Cơ đi thêm bước nữa với một người phụ nữ quê Sa Đéc, Đồng Tháp. Tuy có với nhau 5 người con nhưng theo anh em trong nghề thì cuộc sống gia đình ông vui ít buồn nhiều. Nhưng bi kịch lớn nhất của danh cầm Năm Cơ lại mang tên... "đồng tiền", bi kịch của người chìm đắm bên "nàng tiên nâu". Thời đó, đắm chìm với "nàng tiên nâu" là căn bệnh chung của giới sân khấu Sài Gòn. Khi lên đây lập nghiệp, làm có tiền, cũng như nhiều nghệ sĩ "phong lưu" khác, Năm Cơ lao vào thú vui "lấy tiền mua khói".

Nhạc sĩ Văn Chức bùi ngùi: "Trong khi tri kỷ của ông là chú Bảy Bá thấy mình sai lầm và tự cai thuốc được thì chú Năm Cơ lại cứ nhởn nhơ vui say quên cả đất trời". "Những ngày nằm trên giường bệnh, danh cầm Năm Cơ thường tâm sự với bạn bè thân hữu đến thăm: "Sai lầm lớn nhất đời tôi là vướng vào "nàng tiên nâu". Nó đã "thiêu đốt" không biết bao người nghệ sĩ rồi", nhà nghiên cứu Nhị Tấn bồi hồi kể.

"Cặp sóng thần cổ nhạc"

Sau khi đã nổi tiếng trong giới đờn ca, Bảy Bá gặp và nghe được tiếng đờn của Năm Cơ thì đem lòng mến mộ, đi đâu, làm gì thường có nhau. Chính Bảy Bá giới thiệu cho Năm Cơ vào đờn cho Đài Phát thanh Pháp Á những năm đầu 1950, rồi Đài Phát thanh Sài Gòn bên cạnh những: Văn Vỹ (ghi -ta phím lõm), Hai Khuê (nguyệt), Chính Trích (cò), .v.v.

Nhưng làm nên "tư thế" một thời của ông phải kể đến việc thu âm đĩa nhựa. Nói về tiếng đờn kìm độc chiếc của Năm Cơ đờn cho Cô Ba Trà Vinh ca 20 câu vọng cổ "Nợ nước tình nhà" trên mặt đĩa Hoành Sơn, nhạc sĩ Nhị Tấn cho biết: "Thầy Năm Mạnh, chủ hãng đĩa Asia nghe Năm Cơ đờn kìm cho Cô Ba Trà Vinh ca liền mời ông về đờn chính cho hãng mình. Rồi lần lượt các hãng đĩa, gánh hát mời ông về cộng tác như: Hoa Sen, Kim Chung, Bầu Thắng, Hồng Hoa...".

Phóng viên bên mộ cố Nhạc sĩ - Danh cầm Năm Cơ

Những "tuyệt phẩm Cơ - Bá", đờn kìm của ông cùng Bảy Bá đờn tranh "tung hoành" ở hai hãng Hoành Sơn và Asia trong một thời gian dài đã làm giới mộ điệu phải tôn đôi bạn "tâm giao" (vốn là đồng hương Trà Vinh) này là "Cặp sóng thần cổ nhạc". Người mộ điệu không thể nào quên "Tình anh bán chiếu", một xuất phẩm của Bảy Bá do "Đệ nhất danh ca" Út Trà Ôn thể hiện với tiếng đờn không ai khác ngoài cặp danh cầm Cơ - Bá. Rồi sau cùng Văn Vĩ đờn ghi-ta phím lõm tạo nên bộ ba Cơ - Bá - Vĩ "bất tử".

Ngón đờn kìm và đờn sến vang danh của Năm Cơ đã góp phần làm nên tên tuổi biết bao nghệ sĩ  của 3 thập niên 50-60 và 70 của thế kỷ trước: Cô Ba Trà Vinh, Cô Năm Cần Thơ, Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, "Sầu nữ" Út Bạch Lan, Hữu Phước, Tấn Tài, Thanh Hương, Thành Được, Thanh Sang, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Văn Hường... toàn những danh ca "vang bóng một thời". Không chỉ đờn cho vọng cổ, cải lương, Năm Cơ còn có sức ảnh hưởng to lớn với sân khấu hát bội, cải lương Hồ Quảng. Ông từng đờn cho những: Đinh Bằng Phi, Thành Tôn, Hoàng Sóc, Thanh Tòng, Bạch Mai, Thanh Thế... ở đâu ông cũng để lại sự "bái phục" không chỉ tiếng đờn mà còn về phẩm cách đối đãi bạn bè, tri giao.

Nói về cái hay trong ngón đờn của Năm Cơ, nhạc sĩ Minh Hữu, một tay kìm cầm có tiếng nhận xét: "Năm Cơ có cách đờn sắp chữ tài tình, chẻ nhịp sắc sảo, quăng bắt lôi cuốn, nhấn nhá sâu lắng. Thâm trầm nhất là chữ "xang" ông nhấn nghe miên man, nức nở. Ông đờn điệu Bắc thì khoan thai, điệu Nam - Oán  thì mùi mẫn. Ông và Bảy Bá là một "cặp bài trùng" xưa nay hiếm có. Tiếng đờn của ông như chính cuộc đời của ông vậy".

Danh cầm Năm Cơ giờ đã mãi "yên giấc" bên cạnh người mà ông từng ngưỡng mộ lúc sinh thời là danh cầm Sáu Tửng tại Nghĩa trang Nghệ Sĩ quận Gò Vấp nhưng tiếng đờn kìm của ông vẫn vang mãi trong lòng những người mộ điệu.

Nguyên Pháp

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: CNMN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.