07:48 PDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 14153

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122437

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76937815

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Ký ức 38 năm về giây phút đỡ đạn cho con của cố nghệ sĩ Thanh Nga

Đăng lúc: Thứ bảy - 26/11/2016 00:27 - Đã xem: 4583
bé Cúc Cu giờ là NS Hà Linh bên cạnh NS Xuân Lan

bé Cúc Cu giờ là NS Hà Linh bên cạnh NS Xuân Lan

Con trai của Thanh Nga sống sót nhờ được mẹ đỡ đạn khi cả gia đình nữ nghệ sĩ bị kẻ truy sát nã súng cách đây 37 năm.

Những ngày này, gia đình nghệ sĩ cải lương Thanh Nga lại sum họp để làm giỗ cho bà và chồng - luật sư Phạm Duy Lân. 37 năm trước, vào ngày 26/11/1978, vợ chồng nữ nghệ sĩ bị sát hại ngay trước cửa nhà riêng tại quận 1, TP HCM. Những câu chuyện về Thanh Nga được người thân ôn lại với sự tôn kính và tiếc thương.

ky-uc-ve-giay-phut-do-dan-cho-con-cua-co-nghe-si-thanh-nga

Nghệ sĩ Thanh Nga thời son trẻ.

Nghệ sĩ Hà Linh - con trai của cố nghệ sĩ - nhớ lại giây phút nguy khốn của cả gia đình. Khoảng 23h đêm 26/11/1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng - nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với con trai Cúc Cu, 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà (trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 bây giờ), vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc Honda trờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống, dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi vọt mất. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mệnh của Thanh Nga ở tuổi 36.

Thời khắc bị kẻ truy sát dùng súng uy hiếp, Thanh Nga đã giấu con trai ra sau lưng rồi nằm đè lên để giữ tính mạng cho con. Cũng trong phút thập tử nhất sinh, tình yêu Thanh Nga dành cho chồng bộc lộ rõ nét. "Chứng kiến bố tôi bị bắn, mẹ nói: 'Bố chết rồi mẹ con mình chết theo bố thôi'", Hà Linh nhớ lại.

Trong ký ức người thân, phía sau hào quang sân khấu, Thanh Nga là một người mẹ, người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con. Hà Linh khi còn bé thường xuyên theo mẹ đi diễn. Lúc mẹ lên sân khấu, anh ở trong cánh gà chạy nhảy, nghịch ngợm đến mướt mồ hôi. Kết thúc đêm diễn về nhà thường hơn 22h, thay vì có thể tự đi tắm rửa cho sạch sẽ, anh vờ buồn ngủ để được mẹ cưng chiều.

"Mẹ rất mệt nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là lấy khăn mặt chườm nước ấm lau rửa cho tôi sạch sẽ, pha sẵn bình sữa để đầu giường rồi mẹ mới đi thay phục trang và lau son phấn". Theo lời anh, nghệ sĩ cưng con trai đến mức có lần Hà Linh bị cảm, nghệ sĩ Thanh Nga sợ con đau nên dùng bông gòn để cạo gió thay vì dùng những vật dụng dân gian vẫn làm là thìa nhôm hoặc đồng bạc. "Lúc đó ở nhà ai cũng cười nhưng mẹ tôi bỏ qua hết bởi mẹ sợ tôi đau", người con trai kể.

Bà Ánh Mai - em gái cố nghệ sĩ kể rằng, mấy năm sau đám cưới với luật sư Phạm Duy Lân, Thanh Nga mới mang thai con đầu lòng. Nhà có người giúp việc nhưng mọi việc chăm con, nghệ sĩ đều tự tay làm. Cúc Cu (tên thân mật của nghệ sĩ Hà Linh) hay có cữ bú đêm. "Tự tay chị Nga pha sữa, để đầu giường cho con chứ không nhờ ai làm. Mọi việc tắm rửa, giặt giũ cũng vậy. Đêm nào đi diễn chị cũng mang con theo", em gái nghệ sĩ hoài niệm.

nghe-si-cai-luong-thanh-nga-so-con-dau-nen-cao-gio-bang-bong-gon-1

Gia đình nghệ sĩ Thanh Nga.

Thanh Nga đến với luật sư Phạm Duy Lân là cuộc hôn nhân thứ hai của cả hai, mang đến cho họ cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Người thân của bà kể, khi mới lấy nhau, ông Lân để hết gia sản cho người vợ cũ, còn Thanh Nga vốn không có nhiều của cải. Đôi vợ chồng cùng thuê chung cư ở trọ, sau một thời gian dài họ mới dành dụm mua được nhà riêng. Trên sân khấu, Thanh Nga hiện lên như một nữ hoàng, nữ tướng nhưng ngoài đời, trong mắt người thân, bà hết sức nhỏ bé, nhất là trước chồng.

"Mỗi đêm sau khi nhận lương hát, chị Nga được 42 đồng. Chị đưa chồng giữ 40 đồng, hai đồng chị bỏ ống chờ đến mùa sầu riêng thì đập ống lấy tiền mua ăn. Chị rất tin tưởng anh Lân, đưa hết tiền cho chồng giữ. Nhưng anh Lân không muốn vợ ăn nhiều sầu riêng vì sợ nóng. Bởi vậy, chị Nga thường giữ lại hai đồng để lén mua sầu riêng ăn", ông Chí Tiên - em trai cố nghệ sĩ - kể.

Với mẹ - bà bầu Thơ nổi tiếng của gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga, Thanh Nga luôn vâng lời vì hai người hiểu nhau đến "chân tơ kẽ tóc". Khi nghệ sĩ qua đời, chỉ duy nhất bà bầu Thơ mới có thể thay con gái chăm sóc cháu trai Hà Linh.

Với anh em, đồng nghiệp, cố nghệ sĩ Thanh Nga là một người chu toàn, có trách nhiệm và cư xử hết sức mềm mỏng, dịu dàng.

Nghệ sĩ Thanh Nga là chị lớn, được mẹ tin tưởng nhưng không khi nào nạt nộ các em. Theo lời người em gái, khi bà đạt thành tích học tập tốt ở trường, Thanh Nga sẵn sàng mua tặng em chiếc PC - xe Honda được coi là thời thượng những năm 1970.

"Tôi bị ngã xe cũng gọi chị Ba (tên thân mật của Thanh Nga ở nhà), hết tiền đổ xăng cũng chị Ba. Nga thích nước hoa lắm mà tôi hay nghịch ngợm phá của chị. Chị không mắng mà chỉ khuyên: 'Thay vì để chị mất tiền mua nước hoa mới, tiền đó chị dành ra để sửa mũi cho Chín'", bà Ánh Mai ngậm ngùi.

nghe-si-cai-luong-thanh-nga-so-con-dau-nen-cao-gio-bang-bong-gon-2

Thanh Nga trong phim "Xa lộ không đèn".

Với đồng nghiệp, Thanh Nga không cậy là con chủ gánh hát nổi tiếng, mà bà sống chan hòa, nhân ái. Những cô đào trẻ học nghề trong đoàn Thanh Minh - Thanh Nga thường được bà mang son phấn, mũ áo đến cho, giúp đỡ họ tự tin hơn khi bước đầu đến với sàn diễn. 

Tài và sắc của Thanh Nga được chắp cánh thêm nhờ tâm nhân hậu khiến cho những ai tiếp xúc với bà đều sinh lòng cảm mến. Nghệ sĩ cải lương Thanh Lan là người có nhiều kỷ niệm gắn bó với Thanh Nga. Thanh Lan từng chứng kiến những ngày Thanh Nga nằm bệnh viện vì bị ném lựu đạn, cố nghệ sĩ được khán giả hâm mộ tặng rất nhiều quà. Thanh Nga đem quà chia đều cho những bệnh nhân nằm cùng mà không giữ lại cho riêng mình.

Nghệ sĩ Thành Được - người từng có thời gian gắn bó với Thanh Nga - tâm sự cuộc đời ông trải qua nhiều mối tình nhưng người phụ nữ khiến ông nhớ lâu chính là Thanh Nga. "Ngoài sân khấu Thanh Nga rất đoan trang, điềm đạm. Trong hậu trường cô không nghiêm nghị với đồng nghiệp. Cô vui tính, có khi rất dí dỏm và nói đùa nhiều câu thật có duyên", Thành Được chia sẻ.

* Trích đoạn "Bên cầu dệt lụa" do nghệ sĩ Thanh Nga trình bày

 

 

 

Nghệ sĩ cải lương Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Từ năm 10 tuổi, bà đã bước lên sân khấu tuồng cổ để hát mở màn cho mỗi đêm diễn của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga do mẹ làm chủ. Năm 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. Từ năm 16 tuổi, Thanh Nga trở thành một "ngôi sao sáng" của làng cải lương miền Nam nhờ hội tụ đầy đủ thanh sắc của một đào hát. Thanh Nga có chất giọng và phong cách diễn xuất được người trong nghề đánh giá là đặc biệt. Bà quyến rũ khán giả bằng giọng ca mùi mẫn, đầy cảm xúc, khi thanh thoát, khi day dứt, cũng có lúc bi ai nhưng rất chân phương. Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.

Những năm 1960 - 1970, Thanh Nga được coi là "nữ hoàng" trên sân khấu cải lương miền Nam. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya.

Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương... Ngoài cải lương, nghệ sĩ góp mặt trong nhiều phim điện ảnh như Loan mắt nhung, Xa lộ không đèn, Sau giờ giới nghiêm, Lan và Điệp...

Nghệ sĩ ra đi ở tuổi 36 vì bị sát hại khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Năm 1984, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. 37 năm sau cái chết của nghệ sĩ tài danh, tên bà được đặt cho một con đường thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP HCM.

Châu Mỹ

 

'NSƯT Thanh Nga sống và chết trọn vẹn từng giây phút'


Sau khi bị bắn, nằm trong nhà xác một đêm, NSƯT Thanh Nga vẫn mang vẻ đẹp khiến người viếng thăm sững sờ. Nhân 30 năm ngày mất của bà, nhiều đồng nghiệp từng gắn bó đã kể lại kỷ niệm và chia sẻ cảm xúc. 

 

NSƯT Kim Cương: "Thanh Nga ra đi có tình yêu tôn thờ bên cạnh"

Sáng 27/11/1978, khi được báo tin Thanh Nga và chồng bị giết tối hôm trước, tôi bất tỉnh tại chỗ. Khi hồi sức, tôi đến bệnh viện Sài Gòn nhìn mặt Thanh Nga lần cuối. Ấn tượng đầu tiên của tôi là không tin cô ấy đã bị bắn chết. Thanh Nga trong trang phục của vở diễn Thái hậu Dương Vân Ngatừ đêm trước, nằm đó với hình ảnh quá đẹp, trong khi người chồng Phạm Duy Lân nằm ngay sát bên cạnh da dẻ bắt đầu chuyển màu. Nét mặt Thanh Nga như người đang ngủ, da trắng hồng với màu son phấn phơn phớt, tóc xõa dài đen tuyền, quấn mượt mà hai bên.

Giờ đây khi nhớ lại tấm thảm kịch, tôi chỉ muốn nói, Thanh Nga đã sống trọn vẹn từng giây phút và ra đi trọn vẹn với hình ảnh đẹp của người nghệ sĩ. Mọi người đều nhớ về Thanh Nga. Đứa con cô ấy bảo vệ được sống và Thanh Nga chết bên cạnh người chồng rất mực yêu thương, tôn thờ Nga.

jjj

NSƯT Thanh Nga mang thần sắc khiến những ai từng tiếp xúc với bà đều khó mà quên được. 28 năm đứng trên sân khấu, 36 tuổi đời, nghệ sĩ Thanh Nga đã tham gia 230 vở cải lương cùng nhiều tác phẩm điện ảnh. Có những vở cải lương mà bà để lại dấu ấn đến nỗi thế hệ sau dù cố gắng cũng không thể nào thay thế được bà. Ảnh tư liệu.

Dù trải qua nhiều mối tình và các cuộc hôn nhân không toại nguyện, tôi nghĩ cuối cùng Nga đã gặp được người đàn ông của đời mình, đó là anh Phạm Duy Lân. Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: "Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được". Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: "Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe". Tôi chưa thấy người đàn ông nào thương yêu vợ mình như chồng Thanh Nga.

Như có một định mệnh đã gắn chặt đời tôi với Thanh Nga. Hai chúng tôi đều là người phụ nữ của công chúng và vì đam mê sân khấu, chúng tôi hy sinh rất nhiều chuyện đời riêng. Đến gần 30 tuổi Thanh Nga mới thực sự có một gia đình êm ấm, còn tôi thì quá 30 tuổi mới yên bề gia thất.

Sau khi có gia đình, với một nữ diễn viên thì có con là một hy sinh rất lớn nhưng cả tôi và Thanh Nga chấp nhận tạm xa sân khấu để được làm mẹ. Thanh Nga sinh con trai, tôi đến bệnh viện thăm và cho hay là 6 tháng sau tôi cũng sẽ sinh. Khi ấy hai đứa ôm nhau nói vui nếu tôi sinh con gái thì sẽ kết thông gia. Tôi đùa, tôi vốn vai chị của Thanh Nga không lẽ sau này tôi phải kêu Nga là chị sui.

Năm 1976, khi bé Toro con tôi bị bắt cóc, Nga đến ôm tôi khóc nức nở và an ủi: "Chị bình tĩnh đi. Mình ăn ở hiền lành như vầy thì con sẽ bình yên trở về". Và sau đó, tôi đã chuộc được con về lành lặn.

Mỗi lần nghĩ đến tấn thảm kịch Thanh Nga, tôi cứ nghĩ rằng mình vẫn còn một chút may. Ngày ấy con tôi bị bắt cóc ngay tại trường học nên bọn cướp không thể thấy được cảm xúc và phản ứng của tôi. Chúng thừa biết rằng bắt một đứa con trước mặt một người mẹ thì chẳng khác nào muốn giết người mẹ ấy. Thanh Nga đã chứng kiến cảnh con mình sắp sửa bị bắt đi và Thanh Nga chấp nhận chết cho con được sống. Đó là người phụ nữ yêu thương với tất cả trái tim của mình.

Diễn viên cải lương Xuân Lan: "Mãi mãi tôi không quên được cốt cách người nghệ sĩ lớn"

Tôi là thế hệ đàn em của Thanh Nga. Ngày ấy, tôi được rất nhiều đoàn cải lương chèo kéo về làm diễn viên. Nhưng chỉ vì một lần xem Thanh Nga diễn vai Trưng Trắc trong vở Tiếng trống Mê Linh mà tôi quyết bỏ tất cả để về đầu quân cho đoàn Thanh Nga.

Tôi bị hấp dẫn hoàn toàn bởi vẻ đẹp, phong cách và tính tình của chị ấy cả ngoài đời lẫn trên sân khấu. Khi Thanh Nga diễn, dường như có sức mạnh nội tâm tỏa ra từ chị. Đau buồn hay vui sướng chị ấy đều không gào thét mà diễn rất lặng, sâu.

Tôi có nhiều kỷ niệm trong 3 năm cuối đời của chị. Đó là một giai đoạn hết sức đặc biệt của sân khấu miền Nam. Chúng tôi diễn mà nơm nớp vì hay bị bạo động. Một lần đang hát tại sân khấu đoàn Việt Nam - Minh Vương thì có người ném lựu đạn cay lên sân khấu. Diễn viên mạnh ai nấy chạy thoát thân, tôi cũng chạy. Cùng lúc đó tôi nghe Thanh Nga hét kêu người ẵm một bác diễn viên trong đoàn bị yếu chân.

Một lần khác, ở rạp Lao Động, chúng tôi lại bị ném lựu đạn khiến hai nhạc công chết tại chỗ. Thanh Nga bị thương sau lưng, máu chảy ướt đẫm chiếc áo dài đang mặc. Anh Lân chồng chị phải ẵm xốc chị chạy thẳng xuống mấy tầng hầm ở rạp Lao Động để thoát ra ngoài. Còn tôi bị thương sau đầu, chết đến nơi mà còn sợ rớt mất cặp lông mi đạo cụ. Sau đó, chúng tôi nằm viện, Thanh Nga được khán giả hâm mộ tới tấp gửi quà bánh. Chị ấy mang chia đều cho các anh em cùng nằm viện mà không giữ gì lại cho riêng mình.  

Tôi còn nhớ câu cuối cùng mà tôi hỏi chị trong quá trình vở Thái hậu Dương Vân Nga đang ăn khách là sao chị không sắp xếp thời gian để đài truyền hình quay phim, chụp ảnh vở này như họ đã yêu cầu. Lúc đó chúng tôi đang diễn suất thứ 108, chị nói, để diễn trên sân khấu cho khán giả xem trước đã. Nhưng mọi dự định không kịp thực hiện vì phát súng oan nghiệt khiến vợ chồng chị ra đi mãi mãi.

Trải qua thăng trầm của người nghệ sĩ cải lương, với tôi NSƯT Thanh Nga là hình bóng không thể nào quên...

jjj

NSƯT Thanh Nga bên ông Phạm Duy Lân, người chồng hết mực yêu thương bà đến tận hơi thở cuối cùng. Ảnh tư liệu.

 

Đạo diễn - soạn giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM: "Thanh Nga đã lên bàn thờ tổ của sân khấu miền Nam"

Còn nhớ năm 12 tuổi, tôi đi xem cải lương ở sân khấu của Trung tâm văn hóa tỉnh Quy Nhơn. Lúc đó tôi bị chấn động khi xem Thanh Nga diễn vai Sơn nữ Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cưới. Tôi không ngờ rằng sân khấu lại có thể mang đến cho người ta cảm xúc dữ dội và mãnh liệt như thế. Tôi thương nhân vật mà Thanh Nga diễn đến độ bị ám ảnh mãi.

Sau này tôi theo nghề sân khấu. Đến năm 1976, tôi viết vở Sau ngày cướicốt cho Thanh Nga diễn chỉ vì muốn đền bù cho nhân vật chưa bao giờ được cưới của ngày ấy. Trong Sau ngày cưới, Thanh Nga đóng rất đạt vai người mẹ hoạt động cách mạng. Khi vở công diễn, Thanh Nga liên tục nhận được thư đe dọa gửi về nhà. Thanh Nga có đưa một trong những lá thư ấy cho tôi và dì Năm là má Thanh Nga xem. Thư đe dọa với những lời lẽ nặng nề, muốn buộc Thanh Nga không được tiếp tục diễn vai bà mẹ cũng như không được làm diễn viên nữa. Nhưng những lá thư đó hoàn toàn không làm nao núng được Thanh Nga.

Từ những lá thư nặc danh ngày ấy, tôi đã dự cảm điều gì đó về sự mong manh trong cuộc đời Thanh Nga. Và như định mệnh, Thanh Nga đã ra đi như chị từng nói: "Nếu chết thì tôi sẵn sàng chết trên sân khấu".

Mỗi lần tôi lạy bàn thờ tổ, thật sự tôi cảm thấy như Thanh Nga đã được lên bàn thờ tổ cùng những vị như bác soạn giả Năm Châu, soạn giả Trần Hữu Trang. Kỷ niệm 30 năm ngày mất người nghệ sĩ tài hoa này, Hữu Châu - Hà Linh là con cháu đã làm được một ngày giỗ đong đầy cảm xúc. Đó là một điều đáng quý.

jjj

Thanh Nga bên cạnh mẹ, bà bầu Thơ. Ảnh tư liệu.

NSƯT Bạch Tuyết: "Một người chị không thể nào quên" 

Còn nhớ ngày xưa, khi tôi là học sinh, thường theo đám bạn đi xem Thanh Nga diễn, xem xong còn đứng chờ để xin chữ ký. Có lần Thanh Nga thấy tôi đứng trong đám đông thì tiến đến nựng nịu cằm tôi và hỏi: "Em có hát được không?". Tôi trả lời lí nhí là chỉ hát được thanh nhạc còn cải lương thì chưa thử sức. Chị ấy bảo: "Em đi hát đi. Khuôn mặt em lên sân khấu sau này sẽ rất nổi tiếng!".

Vì lời nói ấy của Thanh Nga, sau này tôi đã đi theo nghiệp diễn. Không ngờ là 20 năm sau, tôi lại được đứng trên sân khấu cùng thần tượng của mình. Điều tôi phải thú nhận là tôi từng bắt chước Thanh Nga trong cách hát vì tôi quá thần tượng chị. Thậm chí, khi đã là diễn viên, tôi vẫn xem Thanh Nga là điều gì đó lung linh. Khi cùng đứng trên sân khấu, tôi nhìn theo chị để diễn. Còn khi xong màn của mình, tôi chui vào cánh gà làm khán giả say sưa nghe chị hát.

Thanh Nga có một thần sắc khiến cho những người gần gũi với chị cảm thấy chị rất đáng yêu, đáng khâm phục. Nếu tôi từng thành công với nhiều vai diễn thì đó là nhờ có chị bên cạnh dìu dắt, chỉ bảo. Đó là một người chị mà tôi không thể nào quên.

Thoại Hà ghi  


XEM THÊM BÀI VÀ HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY



Nguồn tin: tcgd theo VNE
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.