00:46 PDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 1205

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1109489

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76924867

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Đàn tranh với nghệ sĩ Việt Nam

Đăng lúc: Thứ hai - 11/05/2015 09:31 - Đã xem: 4386
Giao1 Sư đàn tranh Ngọc Dung trong buổi sinh nhật CLVN 11 tuổi vừa qua

Giao1 Sư đàn tranh Ngọc Dung trong buổi sinh nhật CLVN 11 tuổi vừa qua

Cây đờn tranh cũng gọi là đờn thập lục (do bởi 16 dây), đặc tính là tiếng đờn tranh trong trẻo, ngọt ngào. Đờn tranh có tác dụng phục vụ cho nhiều bộ môn như nhạc tài tử, cải lương, dân ca và các điệu ngâm, hò lý. Nhưng tuyệt đối không áp dụng cho nhạc lễ, cũng không có trong hát bội vì môi trường không thích hợp cho loại đờn này.

Cây đờn tranh cũng gọi là đờn thập lục (do bởi 16 dây), đặc tính là tiếng đờn tranh trong trẻo, ngọt ngào. Đờn tranh có tác dụng phục vụ cho nhiều bộ môn như nhạc tài tử, cải lương, dân ca và các điệu ngâm, hò lý. Nhưng tuyệt đối không áp dụng cho nhạc lễ, cũng không có trong hát bội vì môi trường không thích hợp cho loại đờn này.

Nhiều người sử dụng thành thạo

Không biết rõ đờn tranh có từ thời nào, xuất xứ từ đâu, ở Trung Hoa hay ở quốc gia nào du nhập vào nước ta, mà hiện nay giới nữ rất nhiều người sử dụng cây đờn này rất thành thạo.

Người ta không biết khi xưa Nhạc Cung Đình ở Huế có nữ nhạc sĩ đờn tranh hay không, chớ riêng về cải lương và đờn ca tài tử thì từ thập niên 1950 trở về trước, các tỉnh Nam Việt, từ miền Đông đến miền Tây, mà xưa kia gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh đã không thấy nữ nhạc sĩ đờn tranh ở những nơi sinh hoạt đình đám. Nếu có chăng thì cũng rất ít ở đâu đó mà thôi, không thấy xuất hiện sinh hoạt rộng rãi nên kể như không có vậy. Vì thế mà người ta hiểu rằng thời đó chỉ có nam nhân là nhạc sĩ đờn tranh mà thôi.

Người được coi như đứng đầu sử dụng cây đờn tranh là nhạc trưởng Hai Biểu, ông từng có mặt trong các nhóm đờn ca tài tử từ thập niên 1930, được hãng dĩa Asia mời thu trong bộ dĩa Gươm Lục Yểm. Ai nghe qua bộ dĩa này cũng đều nhận thấy ngón đờn tranh tuyệt diệu của ông.

Đáng phục nhứt là lúc Đắc Kỷ (danh ca Tư Bé đóng vai Đắc Kỷ) thất trận bị Dương Tiển rượt đuổi nà. Đắc Kỷ thét lên “kìa kìa Dương Tiển như mây bay gió cuốn...” Tức thì tiếng đờn tranh của Hai Biểu cũng réo rắc dồn dập giống như rượt đuổi theo vậy. Và bắt đầu Đắc Kỷ ca bài Kim Tiền Bản...

Cũng như lúc Đắc Kỷ bị trói ở pháp trường, Dương Tiển vâng lệnh Nguyên Soái Khương Tử Nha ra hành hình, thì Đắc Kỷ cất tiếng than. Lúc ấy tiếng đờn tranh chậm rãi dạo lên với âm điệu trầm lặng, não nề, ai nghe mà không xót xa ở cảnh này chớ. Dù cho ai đó có thù ghét Hồ Ly Tinh bao nhiêu chăng nữa, mà hiện thân là Đắc Kỷ, thì lúc đó cũng cảm thương nàng mà xóa bỏ tội cho nàng. Tóm lại theo giới đờn ca tài tử thời đó thì bộ dĩa Gươm Lục Yểm nếu không có tiếng đờn tranh của Hai Biểu thì không có hay đến thế. Và từ đó về sau chẳng nhạc sĩ đờn tranh nào sánh được với Hai Biểu, bất cứ buổi sinh hoạt đờn ca nào người ta cũng gọi Hai Biểu là nhạc trưởng.

Đến đầu thập niên 1960 trường Quốc Gia Âm Nhạc có lớp dạy đờn tranh, nữ khóa sinh theo học rất nhiều, cứ hết lớp này ra trường, lại tiếp tục đào tạo lớp kế tiếp. Và từ đó trong nhân gian rất nhiều nữ nhạc sĩ đờn tranh xuất hiện.

Những chuỗi âm thanh kỳ ảo

Năm 1992 ở trong nước có mở cuộc thi dành riêng cho nữ nhạc sĩ đờn tranh, với gần 300 cô gái trẻ tham dự. Mười cô được vào chung kết, và kết quả sau cùng 3 cô trúng giải tính từ cao xuống thấp:

Cô giáo Vương Hạnh trong một buổi biểu diễn đàn tranh.
Cô giáo Vương Hạnh trong một buổi biểu diễn đàn tranh.

Cô Nguyễn Hải Phượng ở Sài Gòn trúng giải nhất; cô Đặng Tố Như ở Hà Nội trúng giải nhì; cô Đặng Ngọc Tố Trinh ở Sài Gòn trúng giải ba. Cuộc thi khá lớn này, nữ nhạc sĩ đờn tranh tài hoa đất Thăng Long, cô Nguyễn Hòa Bình đã bỏ chuyến đi biểu diễn ở Thái Lan, cô vào Nam tham gia Hội Đồng Giám Khảo.

Trong đêm khai mạc cuộc thi, cô giám khảo Nguyễn Hòa Bình trong chiếc áo dài màu đen thêu bông vàng, óng ánh kim tuyến. Với dáng vấp đài các, cô xuất hiện với cây đàn tranh trông đẹp như bức tranh Tố Nữ. Dưới bàn tay uyển chuyển bay bướm, lã lướt trên dây dàn, buông ra những chuỗi âm thanh kỳ ảo, làm xao xuyến người nghe. Và tiếp sau đây xin nói sơ qua về thành tích, sự nghiệp cầm ca của 3 nữ thí sinh trúng giải.

Trước hết nói về nữ thí sinh đờn tranh trúng giải nhì là cô gái Hà Nội tên Đặng Tố Như. Cô theo học đàn tranh từ năm lên 9 tuổi, từ trước chưa từng tham gia bất cứ cuộc thi nào.

Tố Như cũng thường theo mẹ dự lễ Hội Truyền Thống, và tham gia vào các giàn nhạc lễ Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tại Hội Lim (hát quan họ); tại Đền Hùng. Từ đó tiếng đàn tranh của Tố Như có dịp xâm nhập vào thực tế. Trong cuộc thi tài năng trẻ, Tố Như lọt vào vòng chung kết, sau hai vòng thi khá hồi hợp. Đêm chung kết Tố Như đờn 3 bài: Điệu chèo cổ, điệu dân ca (rặng tre trước gió) và bài dân ca Hoa Anh Đào.

Nữ thí sinh đờn tranh trúng giải ba Nguyễn Ngọc Tố Trinh. Tiếng đàn tuyệt vời của Tố Trinh như bay bổng, như thiết tha gợi nhớ. Tố Trinh từng tham gia vào Lễ Hội Việt Nam tổ chức tại Vương Quốc Thái Lan.

Với tiếng đàn trong sáng vui tươi, hồn nhiên, có lúc trầm lắng miên man, đậm đà tình tự dân tộc. Tố Trinh luôn được sự tán thưởng nồng nhiệt. Báo chí Thái Lan đã dành cột báo lớn giới thiệu tài năng Tố Trinh.

Với chiếc đàn tranh sở trường, Tố Trinh đã mang lại cho khán giả Thái Lan 10 buổi say sưa theo những khúc nhạc dân ca cổ truyền của 3 miền đất nước Việt Nam.

Nhất là khúc nhạc biến tấu điệu Lý Ngựa Ô, một tác phẩm khí nhạc đầy sáng tạo của nhạc sĩ Ngọc Châu qua tài biểu diễn của Tố Trinh. Nhiều tràng pháo tay cổ võ nổ ra liên tục, khi tiếng nhạc ngựa dồn dập phát ra từ đôi tay mang vòng lục lạc, hài hòa với tiếng đàn chập chùng, vó câu muôn dặm, tạo ra bởi các thế đập dây, kéo dây khỏi thành đàn hết sức độc đáo, gây thú vị cho người xem.

Và tiếp đây nói về nữ nhạc sĩ trúng giải nhứt Nguyễn Hải Phượng. Hơn một năm sau, được nhiều hội đoàn mời sang Pháp, phối hợp cùng Giáo Sư Trần Văn Khê biểu diễn nhạc truyền thống Việt Nam tại Paris và các tỉnh lớn.

Sau phần giới thiệu nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, Giáo Sư Trần Văn Khê nói qua về nguồn gốc, công dụng của nhạc khí dân tộc Việt Nam, đặc điểm một số làn điệu trong nhạc Việt.

Mở đầu chương trình, Giáo Sư Trần Văn Khê và Hải Phượng, tuổi đời cách nhau nửa thế kỷ, một chững chạc hùng hồn, một e lệ khép nép đã chung dòng chảy âm thanh về nguồn cội truyền thống Việt Nam, song tấu đàn kìm và tranh các bài: Lưu Thủy Trường, Xang Xừ Líu, Ngũ Đối Hạ; liên khúc Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung và 3 câu Vọng Cổ.

Tiếp đến, riêng phần Hải Phượng, với các ngón đờn độc đáo điêu luyện, đã mê hoặc người nghe vào âm thanh áo nảo của lớp đầu bài Tứ Đại Oán.

Sau phần nhạc truyền thống là các sáng tác mang âm hưởng dân tộc dành cho đờn tranh mang tên “Tình Ca Quê Hương” của Phạm Thúy Hoan, đã được Hải Phượng thể hiện hết sức tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau đêm nhạc truyền thống Việt Nam, nhiều khán giả Pháp đã nói rằng họ không ngỡ ngàng xa lạ, mà rất thích thú khi nghe nhạc cổ điển Việt Nam. Số thính giả Việt Kiều sành điệu ca cầm, không ngớt ngợi khen. Bên cạnh đó, giới văn nghệ Pháp còn cho rằng Hải Phượng, với tuổi trẻ đó, tài nghệ đó, thực xứng đáng là “tiếng đờn” đại diện cho thế hệ tài năng trẻ Việt Nam.

Riêng ở hải ngoại nhiều năm nay cũng có các lớp dạy đờn tranh liên tục. Miền Bắc California có lớp của Giáo Sư Ngọc Dung đào tạo khá nhiều nữ học viên, và ở miền Nam California cũng có lớp dạy của Giáo Sư Nguyễn Châu. Đồng thời cũng nghe nói các Tiểu Bang khác, Âu Châu, Canada, Úc Châu cũng có lớp đào tạo nhạc sĩ đờn tranh.

Mặt khác các nữ nhạc sĩ tốt nghiệp ra trường lại mở lớp dạy tại nhà, mà học viên gần như hầu hết là nữ. Do vậy mà càng về sau nữ nhạc sĩ đờn tranh càng nhiều hơn. Có thể nói là quá nhiều, “hằng hà sa số” ở đâu cũng có vậy.

Ngành Mai - RFA

TRẦN QUANG HẢI

nơi gửi FRANCE / PHÁP Đọc bài về Đàn tranh với nghệ sĩ, tôi có vài điểm cần nêu lên:
1.Năm 1938, Sáu Quí (em nhạc sỉ Tư Huyện - Nguyển thế Huyện là nhạc sỉ đàn Tranh độc tấu cho Cô Ba Bến tre, Ba Tuất Sadec ....... ca vô dỉa Béka và Pathé. Thời điểm nầy nhạc sỉ Hai Biểu là kép gánh hát bội của Cha là Ông Bầu Thơ
2.Nhạc sư VĨNH BẢO là người dạy đàn tranh ở trường quốc gia âm nhạc Saigon trong thập niên 50.
3. Những nghệ sĩ đàn tranh phái nữ còn nhiều người rất giỏi : THANH THỦY, huy chương vàng đàn tranh (miền Bắc), hiện đang hoàn tất luận án tiến sĩ âm nhạc tại Thụy Điển về vai trò đàn tranh trong nhạc đương đại, nghệ sĩ TRÀ MY hiện là người đàn tranh xuất sắc,dạy đàn tranh ở học viện âm nhạc. Tại paris có 3 nữ nhạc sĩ mở lớp đàn tranh : Phương Oanh (trong nhóm Hoa Sim thập niên 60 ở Saigon), Quỳnh Hạnh (trong nhóm Hoa Sim thập niên 60 ở Saigon) và Hồ Thụy Trang (từng là giáo sư dạy đàn tranh ở nhạc viện HCM).
4. Tôi, nhạc sĩ / giáo sư nghiên cứu dân tộc nhạc học tại Pháp, học đàn tranh từ năm 1961, và đã xuất bản 15 dĩa đàn tranh ở Pháp, Mỹ, Nhựt, Ý từ năm 1971, và được giải thưởng Grand Prix de l'Académie Charles Cros của Pháp vào năm 1983. Tôi đã mang tiếng đàn tranh trình diễn 3.500 buồi tại 70 quốc gia trên thế giới .
Vài hàng ghi lại để ông Ngành Mai lưu ý.
Trân trọng
GSTS Trần Quang Hải
Ethnomusicologist at the National Center for Scientific Research, Paris, France

Nguồn tin: tcgd theo RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.