10:38 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 16355

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1088552

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76903930

Trang nhất » Tin Tức » Tâm Tình Khán Giả

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Sân khấu cải lương - những nghịch lý

Đăng lúc: Chủ nhật - 21/06/2015 11:16 - Đã xem: 4738
Sân khấu cải lương - những nghịch lý

Sân khấu cải lương - những nghịch lý

Không ồn ào với vài vở diễn quy mô tiền tỷ gây nhiều tranh cãi, sân khấu chính thống gần như duy nhất tại TP HCM - rạp Trần Hưng Đạo tạm đóng cửa, đập đi chờ xây mới, cải lương lui về ngoại tỉnh, lặng lẽ tìm đến công chúng bằng nhiều cách, kể cả ngoài những phương thức truyền thống: đưa cải lương lên mạng Internet, len lỏi vào phòng trà - “lãnh địa” xưa nay chưa có tiền lệ tạo đất diễn cho bộ môn nghệ thuật cải lương...
Chỉ thất thế chốn phố thị?

Ngay từ thời điểm công bố khởi động giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 11, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM nhắc lại lời dẫn cho bản chất của cải lương: “Cải cách hát ca nên tiến bộ, lưu truyền tuồng tích sánh văn minh” cùng với sự khẳng định sự trường tồn của loại hình nghệ thuật dân tộc này cùng sự năng động sáng tạo của chính các nghệ sĩ của vùng đất nhiều nắng gió phương Nam.


Cải lương
Nhiều gương mặt trẻ triển vọng vẫn liên tiếp được bổ sung vào đội ngũ nghệ sĩ cải lương 
trong khi chờ điểm diễn mới hiện đại hơn tại TP HCM.

Thực tế sau đó đúng như dự đoán. Mặc dù sân khấu cải lương chính thống tại thành phố lớn như TP HCM rơi vào tình trạng khủng hoảng khán giả nhưng tại các tỉnh, thành, phong trào này vẫn khá mạnh. Việc đưa cuộc thi về các tỉnh tổ chức được coi là cách điểm trúng huyệt khi người mộ điệu kéo tới tham gia rần rần.

Mới đây nhất, ban tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2013 cũng tự tin và tự hào chia sẻ rằng, sau 7 lần tổ chức thành công, cuộc thi năm nay vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia dự thi của đông đảo thí sinh, trong đó, ngoài khu vực nhiều tiềm năng nhất như các tỉnh, thành miền Nam thì các tỉnh, thành khu vực miền Trung, miền Bắc cũng có khá đông thí sinh dự thi.

Con số 500 thí sinh đến với Chuông vàng vọng cổ 2013 không hẳn nhiều so với cuộc thi nhiều chiêu trò với format mua từ nước ngoài cộng với phần thưởng cả nửa tỷ đồng kèm theo hứa hẹn danh vọng đang nhan nhản trên truyền hình. Nhưng, nhìn vào chất lượng thí sinh, những người gắn bó lâu năm với cuộc thi như nhạc sĩ Kiều Tấn không thể không tự hào.

Anh chia sẻ rằng, ngay vòng sơ loại tại khu vực miền Trung, miền Bắc, ban giám khảo đã không thể không tiếc nuối trong ngỡ ngàng khi bắt gặp giọng ca nhí chưa đầy 15 tuổi mà khi nghe xong có thành viên thốt lên rất thật rằng: “Nếu em đủ tuổi, rất có thể Chuông vàng 2013 sẽ thuộc về em”. Cũng có những giọng ca rất tốt nhưng cũng buộc rời khỏi cuộc chơi chỉ vì vượt khung 35 tuổi.

Một thực tế khác nữa là mặc dù sân khấu chính thống duy nhất của TP HCM – nhà hát cải lương gần như chỉ hoạt động cầm chừng với một số lượng vở không hẳn đã nhiều như kỳ vọng khi tạm trú tại rạp Thủ Đô ở tận quận 5 nhưng nhiều nghệ sĩ cho hay, nếu chịu khó lăn lộn với nghề, chịu đi tỉnh, hát phục vụ tại đình chùa các mùa lễ hội trong năm, không hẳn nghệ sĩ không duy trì được cuộc sống lúc này.

Ngay thời điểm nhiều người bắt đầu mất niềm tin với sự phục hồi sân khấu cải lương, khi chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề với chúng tôi, nghệ sĩ ưu tú Tú Sương, một trong những cô đào trẻ nổi tiếng của dòng họ nhiều đời gắn bó với cải lương, tuồng cổ thừa nhận rằng nghệ sĩ cải lương, nhất là nghệ sĩ đã ít nhiều khẳng định được tên tuổi không đến nỗi không thể sống được bằng nghề...

Vẫn gian nan... thử lửa

Bù khuyết khoảng trống sân khấu chính thống, người mộ điệu cải lương khá dễ thỏa mãn nếu biết bằng lòng với cách tiếp cận gián tiếp các chương trình qua sóng truyền hình hay các trang web chuyên về nghệ thuật cải lương của Cải lương Việt Nam hay nhà hát Trần Hữu Trang với các thông tin được cập nhật khá bài bản từ nghệ sĩ nổi tiếng một thời, vở diễn nổi tiếng, hoạt động của các nghệ sĩ hiện tại cho đến các buổi phát sóng, phát thanh, các chương trình biểu diễn trong và ngoài nước.

Tại TP HCM, cải lương len lỏi vào nhiều phòng trà. Phòng trà Nam Quang trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết, đến nay, phòng trà vẫn là địa chỉ tìm đến cho người mộ điệu với mỗi suất diễn hàng tháng. Phòng trà Tiếng Xưa, đơn vị tiên phong trong hoạt động đưa cải lương vào phòng trà cũng chia sẻ rằng mặc dù không phải “thực đơn” chính nhưng cải lương vẫn là một trong những “thực đơn” để hướng đến một lượng khán giả nhất định trong thời điểm cải lương vẫn còn thiếu điểm diễn. Tuy nhiên, hầu hết các phòng trà và nghệ sĩ tham gia đưa cải lương vào phòng trà đều khẳng định, đây chỉ là giải pháp tức thời.

Một sân khấu đảm bảo điều kiện vật chất để nghệ sĩ có không gian tung tẩy, người mộ điệu có địa chỉ lý tưởng để tìm đến hàng đêm, phục vụ rộng hơn là khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu về đời sống văn hóa, nghệ thuật Việt khi đặt chân đến TP HCM vẫn là mong mỏi không của riêng nghệ sĩ nào. Niềm kỳ vọng này hoàn toàn được đặt vào Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hưng Đạo, dự án thay thế rạp Cải lương Trần Hưng Đạo đã xuống cấp và cũ kỹ xưa nay.

Do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM làm chủ đầu tư, Trung tâm trong tương lai khá lý tưởng với khuôn viên rộng gần 1.000m2, có tổng diện tích sàn lên đến trên 6.358m2, bao gồm 1 hầm và 5 tầng. Ngoài khán phòng biểu diễn chính với sức chứa trên 600 người và khán phòng thể nghiệm có gần 300 chỗ ngồi được thiết kế, đầu tư trang thiết bị theo chuẩn sân khấu hiện đại, trung tâm còn có riêng khu vực văn phòng, biểu diễn, đào tạo, phòng truyền thống, thư viện, sản xuất băng đĩa...

Với dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng Trung tâm là 132,39 tỷ đồng, Trung tâm không chỉ là niềm mong ước của riêng nghệ sĩ cải lương mà các nghệ sĩ nhà hát bội cũng hy vọng là chốn an cư sau này. Chỉ có điều, sau nhiều năm nằm trên giấy do vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng, cuối tháng 4/2013, Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hưng Đạo mới chính thức khởi công.

Theo kế hoạch dự kiến, công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng sau 500 ngày kể từ thời điểm khởi công nhưng không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này, mọi việc vẫn gần như dậm chân tại chỗ


Ngọc Nguyễn

Rạp Hưng Đạo mới Gợi nhớ Cải Lương xưa

Trung Tâm Nghệ Thuật Cải Lương Trần Hữu Trang, tức rạp hát Hưng Đạo cũ xây cất lại và đổi tên, được khánh thành hôm 18 tháng 4 năm 2015, để kỷ niệm 40 năm chiến thắng của miền Bắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 với vở tuồng Chiến Binh của tác giả Chu Lai, chuyển thể cải lương Hoàng Song Việt, đạo diễn Trần Ngọc Giàu.

Đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang kiêm Giám đốc Trung Tâm Nghệ thuật Cải Lương Trần Hữu Trang, đã than dài khi chuẩn bị khai trương rạp hát mới nầy: “Chúng tôi phải đối đầu với muôn ngàn khó khăn khi nhận nhiệm vụ quản lý rạp hát mới này. Rạp mới chỉ có 600 ghế dành cho khán giả ở tầng dưới và tầng trên lầu, ít hơn rạp Hưng Đạo cũ những 600 ghế. Để đủ chi phí khi dàn dựng một vở tuồng mới, chúng tôi phải tăng giá vé cao thì mới cân bằng được thu, chi. Khán giả bình dân khó có tiền mua vé xem hát.
Ngoài ra còn những khó khăn kỹ thuật không lường trước được. Để điều khiển hệ thống âm thanh, ánh sáng và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trang bị cho sân khấu mới, chúng tôi không có chuyên viên biết sử dụng các máy móc hiện đại đó. Chúng tôi phải cho người đi học và chờ một thời gian vài năm sau mới sử dụng được.”

Rạp Hưng Đạo cũ phá đi, xây lại rạp mới hiện đại hơn, ít nhất phải mất hơn bốn năm mới hoàn thành, vậy mà ông Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang – trước đây đã là Giám đốc rạp Hưng Đạo, nghĩa là khi rạp mới hoàn thành thì cũng chính ông là Giám đốc cái rạp hát mới đó – sao lại không biết rạp mới đó có trang bị hệ thống âm thanh và ánh sáng theo kỹ thuật số để cử chuyên viên đi học sử dụng những trang bị kỹ thuật hiện đại đó?

Nhớ lại trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Rạp Hưng Đạo là rạp hát thường trực của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga (1962 -1968), nhưng mỗi khi đoàn đi lưu diễn thì bà bầu Thơ lại cho các đoàn hát đại ban khác mướn để khỏi phải bỏ trống rạp. Và các đoàn đã từng hát ở Rạp Hưng Đạo gồm có: Hoa Sen (của bầu Bảy Cao), Thống Nhứt (của Út Trà Ôn – Hoàng Giang), Kim Chưởng (bầu Kim Chưởng), Út Bạch Lan – Thành Được, Hương Mùa Thu (bầu Thu An), Dạ Lý Hương (bầu Xuân), Thủ Đô (bầu Ba Bản), Thủ Đô – Tấn Tài, Hương Hoa (Bầu Sinh), Việt Kịch Năm Châu, Phước Chung, Thúy Nga – Phước Trọng, Hoài Dung – Hoài Mỹ (bầu Nguyễn Huỳnh), Sao Ngàn Phương (bầu Hoài Nhân), Trăng Mùa Thu…

Từ năm 1962, các đoàn hát đã hát hàng mấy trăm tuồng cải lương trên sân khấu Rạp Hưng Đạo và đã thực hiện nhiều kỹ thuật sân khấu tinh kỳ với các phương tiện kỹ thuật thông dụng của thời đó.

Trước hết phải kể đến đoàn Hoa Sen của bầu Bảy Cao. Ông đã đưa phim ảnh phối hợp với sân khấu quay để mở rộng không gian sân khấu, khiến cho người xem có cảm giác vở tuồng được diễn ra trong một không gian rộng lớn, liên tục chuyển cảnh, làm như chính họ đang tham gia trực tiếp vào chuyện tuồng.
Tuồng Nợ Núi Sông, tuồng chiến tranh Pháp – Đức, đoàn Hoa Sen đã cho chiếu lên phông trắng hàng mấy trăm phi cơ đồng minh thả lính nhảy dù xuống vùng Normandie nước Pháp; ngoài ra, chuyên viên kỹ thuật của đoàn còn làm những chiếc phi cơ nho nhỏ cho bay sát phông, ngang qua sân khấu và thả những chiếc dù tí hon có hình những lính đồng minh, như cảnh thật được nhìn thấy từ xa, khiến cho khán giả cảm thấy như đang chứng kiến chuyện chiến tranh đang xảy ra trước mắt mình.

Về âm thanh, chuyên viên kỹ thuật bố trí rất nhiều loa phóng thanh ở mặt tiền sân khấu và dài theo khán phòng, ở cả tầng lầu trên, họ câu dây loa cách nào mà có thể làm cho khán giả có cảm giác như nghe phi cơ từ xa bay lại rồi vút ngang qua đầu họ, tiếng phi cơ quầng trên trời và chúi nhanh xuống như chúi xuống bỏ bom, bắn phá. Phối hợp giữa cảnh trí, âm thanh và diễn xuất, đoàn Hoa Sen đã tái dựng trận đánh có phi cơ bắn phá, bỏ bom, nhảy dù như cảnh thật ở ngoài đời.

Về sân khấu quay, đoàn Hoa Sen đóng một sân khấu tròn bằng cây, đường kính 8 thước, để trên một mâm sắt tròn, có cốt sắt ở giữa tròng vô cái sân khấu tròn bằng cây. Ngoài rìa sân khấu tròn bằng cây đó có gắn nhiều tay nắm bằng sắt để cho các nhơn viên dàn cảnh nắm vào mà đẩy cho sân khấu cây di động.
Sân khấu quay ở các nước tiên tiến được điều khiển bằng máy. Sân khấu quay của đoàn Hoa Sen được điều khiển bằng sức của 6 nhơn viên dàn cảnh, họ nắm vào tay nắm ngoài rìa sân khấu quay để đồng loạt đẩy cho sân khấu quay.

Với lối thủ công này, đoàn Hoa Sen đã góp phần canh tân cách trang trí và âm thanh của sân khấu cải lương. Nếu được trang bị với những dàn âm thanh kỹ thuật số, những bệ nâng bằng máy móc như đã trang bị cho Trung Tâm Nghệ Thuật Cải Lương Trần Hữu Trang (rạp Hưng Đạo mới xây) thì đoàn Hoa Sen còn có nhiều cống hiến hay hơn nữa cho nghệ thuật cải lương.

Đoàn Việt Kịch Năm Châu hát tuồng Tây Thi-Gái nước Việt. Lúc mở màn, Tây Thi (Kim Lan) đứng sau phông trắng, đèn màu rọi ngược in bóng nàng Tây Thi múa, nhiều đám mây bay ngang qua, làm cho khán giả liên tưởng Tây Thi đang múa trên Cô Tô Tài cao ngang tầm mây bay.

Hết cảnh Tây Thi múa, màn hé lên, khán giả thấy những gót hài son của vũ nữ, từ trên trần cao, sát nóc rạp, các vũ nữ từng bước theo nhịp đàn, lời ca bước dần xuống sàn sân khấu. Chiều cao mà các vũ nữ đứng múa cao hơn sân khấu trên bốn thước, tạo cảm giác Cô Tô Đài của Ngô Phù Sai cao đến tận mây xanh. Đây là một cách diễn đạt, mở rộng không gian sân khấu theo chiều cao, sáng kiến của đạo diễn Nguyễn Thành Châu, tức nghệ sĩ Năm Châu.

Đoàn Hương Mùa Thu của Thu An thì đóng thêm mặt tiền sân khấu ló ra hai thước, làm cho bề ngang mặt tiền sân khấu rộng thành 14 thước, áp dụng kỹ thuật sân khấu đại vĩ tuyến như phim ảnh chiếu panorama…

Ngày xưa, đoàn hát do tư nhơn làm chủ, lời ăn lỗ chịu, nên người chủ và các chuyên viên cộng tác đều phải moi óc, góp sáng kiến canh tân kỹ thuật, dựng tuồng ngày càng hay hơn để thu hút khán giả.
Sau năm 1975, bầu gánh hát, chủ rạp hát là cán bộ của Đảng, tuồng hát sáng tác theo định hướng chính trị, khán giả không thích xem. Nếu hát lỗ lãi thì đã có Đảng bù lỗ bằng tiền thuế của dân, tiền bán biển, bán đảo, tiền bán hay cho mướn rừng ở biên giới. Do vậy, chủ đoàn hát, chủ rạp hát đâu cần có sáng kiến, suy nghĩ tìm tòi chi cho mệt, cứ tà tà sống khỏe thôi.

Về trang trí sân khấu, các cán bộ văn nghệ học theo sân khấu của Trung Cộng, dùng danh từ lòe người như kiểu “Trang trí Nhứt Điểm Xuyên Tâm” …nghe như chuyện kiếm hiệp Nhứt Dương Chỉ của Kim Dung!

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Họa sĩ Nhân dân Lương Đống từ Bắc vô trang trí cho tuồng Tiếng Trống Mê Linh dựng trên sân khấu đoàn hát tập thể Thanh Nga, ông bác bỏ các maquette trang trí do họa sĩ Loka và Phan Phan phác thảo cho tuồng, và nói: “Trang trí sân khấu bây giờ phải “tân kỳ”, phải “cách mệnh” như Trung Hoa chớ không theo cách “dàn cảnh tả thực” với những chi tiết rườm rà. Tôi áp dụng lối Trang trí Nhứt Điểm Xuyên Tâm cho toàn bộ vở tuồng ‘Tiếng Trống Mê Linh’.”
Ông Lương Đống giải thích trang trí Nhứt Điểm Xuyên Tâm như sau: Ông cho đóng một cái bục cao một thước, mặt phía trên bục bề ngang một thước hai, bề dài xuyên suốt từ cánh gà bên phải qua đến cánh gà bên trái, bục này để sát phông trắng, diễn viên có thể đi, đứng, đánh võ trên cái bục đó. Giữa sân khấu, phía trước bục gỗ, có một bục khác có những nấc thang để diễn viên bước xuống sàn sân khấu.
Tất cả cảnh trí để diễn đạt bối cảnh diễn xuất đều để dọc theo cái bục dài này, đó là “nhứt điểm xuyên tâm” chạy từ cánh gà trái qua cánh gà bên phải.

Cảnh 1: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương: dựng hai panneaux vẽ hình trụ cửa vô đền Hùng, đặt hai trụ đó dựa vào bục cây sát phông, tượng trưng cho cửa vô đền Hùng. Rọi hình ngọn núi vô phông trắng. Diễn viên đứng trên bục, bước qua bục rồi đi trên cái bục cây đó qua phải hay trái là vô đền Hùng.

Cảnh 2: Khi Hoàng Giang (vai Tào Uyên), Hùng Minh (vai Mã Tắc), Văn Ngà (vai Tô Định) đến gây hấn với Trưng Trắc (Thanh Nga) Trưng Nhị (Hà Mỹ Xuân) thì cũng diễn với cảnh trí kể trên, tượng trưng cho việc xảy ra tại trước cửa đền Hùng. Cờ của quân Nam treo trên một cột tượng trưng cho cửa đền Hùng.
Cảnh 3: Thi Sách bị thiêu sống: một panneau nhỏ vẽ đá ở vách thành, dựng che phân nửa cái bục cây, trên vách thành treo một lá cờ tượng trưng cho cờ của Tô Định, Thi Sách (Thanh Sang) đứng sau vách thành, nửa người ló cao lên, tượng trưng bị treo thiêu sống trên thành.

Trưng Trắc (Thanh Nga) đứng trên sàn sân khấu, nhìn vô Thi Sách trong thành để diễn, tượng trưng cho Trưng Trắc đang đứng trước cửa thành của Tô Định, đối đáp với chồng là Thi Sách.
Lúc tế chồng, khi xuất quân và lúc Tô Định thua bỏ chạy đều diễn trên cái bục cây và trên sàn sân khấu.

“Nhứt Điểm Xuyên Tâm” là nói cho có vẻ hoa mỹ chứ xét cho cùng trang trí Nhứt Điểm Xuyên Tâm là lối trang trí “ước lệ” của Hát Bội ngày xưa. Diễn viên đứng trên cái rương để sát phông trắng tượng trưng cho đứng trên mặt thành, hoặc đang leo núi… Đi vòng vòng sân khấu tượng trưng cho việc lên núi xuống đèo. Ngồi uống rượu trên ghế, bên cái bàn nhỏ có thể là đang ngồi yến ẩm trong cung đình, hoặc đang uống rượu bên quán ở vệ đường…
Hát Tiều, hát Quảng cũng trang trí kiểu đó, tuy có màu sắc hoa hòe hơn nhưng cũng là trang trí theo phong cách “ước lệ”, các ông dựa vào “made in China” để dọa người thôi.

np 582

Trang trí cho tuồng Chiến Binh, khai trương Trung Tâm Nghệ Thuật Cải Lương Trần Hữu Trang, diễn tả cánh rừng quân Bắc Việt đi xuyên đường mòn HCM, là chỉ để vài ba cái panneaux nhỏ, vẽ hình thân cây, một ít lá, để đây đó trên sân khấu tượng trưng cho cánh rừng bị phi cơ B52 liệng bom rải thảm. Đó cũng chỉ là trang trí “ước lệ” chớ có hiện đại, “hoành tráng” gì đâu mà các ông chủ nhà hát kêu om lên như báo NLĐ đăng.

Chắc các ông định làm một vở tuồng “hoành tráng” kiểu tuồng Kim Vân Kiều, Chiếc Áo Thiên Nga hay Mai Hắc Đế để tiêu tiền năm mười tỉ bạc kiếm vài trăm triệu bỏ túi, nhưng sân khấu nhỏ quá không thể thực hiện được nên các ông kêu than vậy thôi.

Có rạp hát mới, được cho là hiện đại “hoành tráng”, nhưng nghệ sĩ cải lương trong nước lại than dài. Người ta giết chết cải lương bằng nhiều thủ thuật khác nhau.

Nói cứu cải lương, nói vậy mà không phải vậy, còn tệ hơn như vậy nữa! Than ôi…

Nguyễn Phương, 2015

Nguồn tin: tanconhac theo CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.