07:36 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 109


Hôm nayHôm nay : 12827

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1085024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76900402

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

NHẠC CẢI LƯƠNG VỚI CÂY ĐÀN GHI TA PHÍM LÕM

Đăng lúc: Thứ sáu - 27/05/2016 19:30 - Đã xem: 6708
Đàn thùng phím lõm

Đàn thùng phím lõm

Nếu các nốt đàn trong nhạc Tây Phương có 7 nốt: Do, Ré, Mi , Fa, Sol, La, Si và nốt thăng (sharp), giảm (flat), thì cổ nhạc Miền Nam cũng có bảy nốt là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Liếu, Ú. Nhưng trên thực tế thường chỉ có năm nốt gọi là “ngũ âm”. (Liếu và Ú là nấc trên của Hò và Xự). Nốt nhạc ngũ cung Việt Nam không có nốt thăng và giảm, nhưng có vô số tiếng “ngân”, đặc biệt là ở vào cuối nhịp hay cuối câu. Vì vậy không thể nào dùng một nhạc khí Tây phương không có ngân để diễn tả cổ nhạc Miền Nam (chẳng hạn như đàn dương cầm). Còn muốn dùng nhạc khí có dây Tây Phương như Mandoline hay Guitare thì trên cán đàn phải “khoét lõm” ở chỗ bấm nốt để có thể ấn” mạnh, nhẹ” xuống dây đàn hầu thay đổi sự căng thẳng của nó để tạo tiếng ngân.



Đàn thùng Guitare phím lõm. (Internet)



Đàn điện guiatre phím lõm. (Internet)


 


Nhạc sĩ cổ nhạc Huy Thanh đang đệm đàn guitare phím lõm cho nghệ sĩ Thành Đạt ca. (Băng Huyền/Viễn Đông)



Nhạc sĩ cổ nhạc Huy Thanh đang đệm đàn guitare phím lõm cho nghệ sĩ Thành Đạt ca. 
(Băng Huyền/Viễn Đông)

 
Không như nghệ thuật ca trù, ca Huế, tiếng hát của người ca nương là chánh, tiếng đàn chỉ là phụ, trong nghệ thuật đàn ca tài tử, tiếng đàn quan trọng hơn cả tiếng ca. Giàn đờn của Đờn Ca Tài Tử gồm có đờn kìm (nguyệt) giữ tiếng đờn chân phương và cho nghe âm thanh trầm ấm, các nghệ sĩ hòa đờn đàn ca tài tử gọi đó là tiếng “Thổ”; đàn tranh nhờ dây sắt có tiếng đàn lánh lót nên phát thành tiếng “Kim”; đàn cò có cung kéo vuốt ve thành tiếng dịu ngọt; đàn bầu nỉ non như xoáy vào tim. Và khoảng sau năm 1930 giàn đờn của Đờn Ca Tài Tử có thêm đàn guitare phím lõm, dù guitare là một nhạc khí có nguồn gốc từ Tây Ban Nha nhưng các nghệ nhân cổ nhạc Việt Nam đã khoét cần giữa 2 phím để người đờn có thể nhấn - rung thể hiện được nét nhạc truyền thống Việt Nam.
 
Sự ra đời của guitare phím lõm:

Không có tài liệu nào cho biết đàn guitare đã xuất hiện tại Việt Nam từ bao giờ, nhưng có giả thuyết cho rằng, “Đàn guitare đã theo chân các cố đạo Tây Ban Nha du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Nhưng phải đến năm 1920 mới bắt đầu xuất hiện những người Việt Nam chơi guitare. Những người chơi guitare đầu tiên ở Việt Nam chính là các nghệ sỹ cải lương. Với óc sáng tạo của mình, họ đã tạo ra cây guitare phím lõm, đưa đến một dòng guitare mới là guitare cải lương. Đây là dòng guitare rất phổ biến trong nhạc tài tử miền Nam trước năm 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như Tư Chơi, Ba Kéo, Bảy Cây, Chín Hòa, Năm Phỉ, Văn Vĩ... Guitare phím lõm là guitare du nhập vào Việt Nam, được khoét lõm phím đàn và lên dây theo âm giai ngũ cung để đàn các bài bản cải lương.”

Đàn guitare phím lõm đã có một quá trình dài trong lịch sử được các nghệ nhân của cải lương cải tiến, sửa đổi và biến thành nhạc cụ của dân tộc, đây là một nhạc cụ tham gia tích cực vào sự phát triển của nghệ thuật tài tử cải lương. Guitare phím lõm đã được các nghệ sĩ cũng như đông đảo khán giả mộ điệu yêu thích. Vai trò của guitare phím lõm không còn là một nhạc cụ màu sắc mà là nhạc cụ không thể thiếu vắng của các ban nhạc tài tử cải lương và hiển nhiên nó được xem như là nhạc cụ của dân tộc Việt, vì thể hiện được ngôn ngữ âm nhạc của dân tộc Việt.

Theo nhạc sĩ cổ nhạc đàn tranh và đàn guitare phím lõm Huy Thanh cho biết, vào đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, đàn guitare từng xuất hiện trong nhạc tài tử cải lương rồi chìm vào quên lãng. Nhạc sĩ cổ nhạc Huy Thanh cho rằng đàn guitare xuất hiện ngay ngày đầu thế kỷ 20 trong dàn nhạc tài tử cải lương nhưng phải vài chục năm sau (mãi đến những năm cuối thập niên 30), nó mới được chấp nhận như một thành viên, là nhờ chặng đường sáng tạo đầy thú vị trong việc chinh phục tiếng đàn phương Tây vào cổ nhạc Việt của các tay đàn lão luyện của âm nhạc tài tử cải lương khoét lõm phím và thổi vào nó những “chữ đờn” mê hoặc lòng người, khi đó giới tài tử cải lương mới công nhận guitare phím lõm là nhạc cụ không thể thiếu trong các ban nhạc của mình và guitare phím lõm được sủng ái từ đó cho đến ngày nay. Vì nhạc tài tử miền Nam dựa trên ngũ cung (Hò Xự Sang Xê Cống) khác với 7 nốt của Tây Phương. Trong đó, có những nốt phải chơi “già” hoặc “non”, giống như hơi thăng hoặc giáng trong nhạc Latin. Chính vì vậy, các nghệ nhân Việt Nam đã khoét sâu thành đàn guitare phím lõm để giải quyết những kỹ thuật này, để có thể nhấn nhá, luyến láy. Để rồi khi nhắc đến đàn guitare bên cổ nhạc, người ta không đơn thuần gọi nó là đàn guitare nữa, mà luôn gắn theo cụm từ guitare phím lõm để phân biệt với guitare bên tân nhạc.”

Cũng theo nhạc sĩ Huy Thanh, đàn guitare phím lõm trải qua quá trình hình thành và phát triển, mỗi địa phương lại có những phong cách đàn khác nhau. Đã có nhiều kiểu so dây ra đời, mỗi vùng có một chữ đờn và hệ thống dây khác nhau. Ví dụ như dây Xề Bóp [Sòl, Đô, Sol, Rế]; dây Sài Gòn [(Rề), Sol, Rê, Sol, Rế]; dây Ngân Giang [Sòl, Rê, Sol, Si, Rế, hoặc Rề, La, Rê, Fa#, La]; dây bán Ngân Giang [Rê, Sol, Rê, Si, Rế]; dây Tứ Nguyệt [(Rề), La, Rê, La, Rế]; dây Lai [Rê, Sol, Rê, La, Rế; có khi 6 dây: (Sol), Rê, Sol, Rê, La, Rế], hoặc gọi thẳng tên người cải biên ra cách so dây như: “dây Văn Vĩ”, “Văn Giỏi”, “Hoàng Thành”... Đặc biệt, có một kiểu so dây từ cây đàn octavina được đặt là “Dây Rạch Giá” [(Rề), Sol, Rê, Sol, La, Mí ]... Tuy nhiên, tất cả đều dựa trên những nguyên tắc chung và hiện nay hệ thống dây Lai là hệ thống dây phổ biến nhất, với hệ thống dây này, guitare phím lõm có thể đờn tất cả các bài bản.

 
Sự đa diện của guitare phím lõm

Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng thì cho rằng dù đàn guitare khi được các nghệ nhân cổ nhạc miền Nam cải tiến bằng cách đã khoét lõm phím rồi thì những người chơi đàn vẫn còn phải giải quyết mâu thuẫn trong cao độ giữa nhạc cụ này với dàn nhạc. Do âm nhạc tài tử là ngũ cung, âm thanh của đàn guitare so với nhạc ngũ cung thì hơi cứng. Chẳng hạn nốt si hay si giáng ở guitare khác, bên ngũ cung lại thấp hơn nốt si và cao hơn si giáng, vì vậy ban đầu người đàn chưa cân đối được. Thậm chí nhiều nốt khác nữa, nên khi nghe cảm thấy nó không cùng mạch. Đây cũng chính là vấn đề từng gây nhiều tranh cãi trong việc nên hay không nên sử dụng guitare phím lõm trong dàn nhạc tài tử. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, những người chơi guitare phím lõm cân đối được vấn đề này thành ra hòa âm được.

Theo nhạc sĩ Văn Hoàng việc đàn hay hay dở còn tùy vào mỗi người sử dụng nhưng sở dĩ các nghệ sĩ tài tử thích đưa guitare vào dàn nhạc là bởi ưu thế của cây đàn này rất lớn.

Xét về màu sắc, guitare phím lõm thuộc đàn dây sắt, dù trong dàn nhạc đã có đàn tranh, nhưng đàn guitare phím lõm vẫn rất cần thiết bởi khả năng về quãng âm của cây đàn phát ra rộng; quan trọng hơn, khi không có nó thì âm nhạc tài tử thiếu mất phần trầm, vì đàn kìm và đàn tranh đều từ trung trở lên; đàn cò cũng cao nên không có trầm. Rõ ràng việc đưa guitare phím lõm vào dàn nhạc tài tử của các nghệ sĩ thế hệ trước phải nói là rất giỏi. Đặc biệt guitare phím lõm còn có thể hòa hợp được với tất cả các tiết tấu, màu sắc của âm nhạc tài tử cải lương. Sự phổ cập của guitare phím lõm ngày càng rộng. Cây đàn đã trở thành nhạc cụ chủ lực cho dàn nhạc tài tử và cả vọng cổ, cải lương. Nó rất “rộng xài”, có thể “bao thầu” tất cả, làm cho người ca cảm thấy yên tâm. (bh)


Nét độc đáo của đàn Guitare phím lõm trong dàn nhạc Tài Tử Cải Lương


Nhạc Tài Tử Cải Lương ra đời khi các nhạc cụ dân tộc đã định hình, trước nhu cầu muốn tìm một nhạc cụ phù hợp với nghệ thuật Tài Tử Cải Lương, các nghệ nhân nhạc Tài Tử Cải Lương giàu sáng tạo đã thử nghiệm trên nhiều nhạc cụ, cả nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ Tây phương du nhập vào Việt Nam, và đã cho ra đời cây guitare phím lõm thật độc đáo.

Cận cảnh cây đàn guitar phím lõm điện tử, bên dưới là Song Loan và dụng cụ Effect guitare kèm theo đàn guitar phím lõm điện tử để tăng hiệu quả âm thanh cho nhạc cụ. (Băng Huyền/Viễn Đông)

Kể từ những năm đầu thập niên 1930 đến nay, từ một cây đàn guitare của Tây phương, các nghệ nhân của Tài Tử Cải Lương đã “Việt Nam hóa” bằng cách khoét lõm phím thành guitar phím lõm để có thể nhấn nhá ra những chữ nhạc cổ truyền dân tộc, lên dây theo nhiều cung bậc khác nhau của đàn Tài Tử. (Chẳng hạn như các loại dây Xề Bóp; Dây Sài Gòn; Dây Rạch Giá; Dây Tứ Nguyệt; Dây Lai; Dây Ngân Giang; Dây bán Ngân Giang; Dây Mỹ Châu, v.v..) Họ vận dụng kiến thức về hệ thống bài bản âm nhạc tài tử để diễn tấu nhạc cụ mới này, tùy bài người ta lên các dây khác nhau để có thể nhấn được các điệu buồn đặc trưng, điệu Nam, Nam Ai, Nam Xuân, Ngũ cung đảo hay Tứ đại oán… trong bài vọng cổ.
Dù là một nhạc cụ Tây Phương nhưng guitare phím lõm hội đủ những yếu tố sáng tạo độc đáo để trở thành nhạc cụ mang âm sắc Việt Nam, là một điều rất đáng để tự hào. Để rồi theo thời gian, cây guitare phím lõm đã khẳng định vai trò của mình trong dàn nhạc cải lương, bất kỳ cuộc hòa đàm nào cũng không thể vắng mặt cây đàn này. Dù là một nhạc cụ “trẻ nhất” trong dàn nhạc truyền thống Việt Nam, nhưng nó đã chiếm vị trí cây đàn chủ lực trong dàn nhạc cải lương, mà khi xưa vị trí đó thuộc về đàn Kìm.
Theo lời của nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng thì trước khi đàn guitare phím lõm giữ vai trò chủ lực, giữ nhịp Song Loan trong dàn nhạc cải lương, thì đa số người ca bài bản nhạc tài tử giỏi có xuất thân từ những lớp nhạc tài tử, các thầy đờn thường dùng đờn Kìm để dẫn dắt người học. Âm sắc và lòng bản của đờn Kìm đã trở thành nền tảng. Chính vì vậy vai trò chủ lực, giữ nhịp Song Loan trong dàn nhạc, giữ một vai trò giềng mối cho cả đêm diễn luôn là tiếng đờn Kìm.



                           Cận cảnh một loại Effect guitare thường được gọi là Phơ bàn


“Nhưng từ những năm 1930, khi đàn guitare được đưa vào dàn nhạc tài tử, mang lại một âm sắc mới, hấp dẫn trong ca nhạc tài tử, nên sân khấu cải lương cũng bắt đầu sử dụng guitare vào dàn nhạc của sân khấu cải lương. Nhiều nhạc sĩ đờn Kìm đã chuyển sang luyện tập đàn guitare phím lõm.”
Vì sao đàn guitare phím lõm trở thành một nhạc cụ không thể thiếu đối với ban nhạc Tài Tử, Cải Lương, và đôi khi trong một buổi diễn trích đoạn cải lương hoặc ca vọng cổ, tân cổ giao duyên hiện nay tại hải ngoại, bầu show muốn tiết kiệm tiền, nhưng tránh việc để nghệ sĩ hát trên nền nhạc thu sẵn CD phát ra, chỉ cần mời một nhạc sĩ guitare phím lõm để đệm đàn mà vẫn bảo đảm được buổi diễn sống động.
Giải thích điều này, nhạc sĩ Văn Hoàng cho rằng, “Bởi do cấu tạo khá hoàn hảo và khả năng biểu hiện đa dạng của guitare phím lõm. Đặc biệt là ngày nay với hệ thống dây Lai [Rê, Sol, Rê, La, Rế (có khi 6 dây: Sol, Rê, Sol, Rê, La, Rế) được coi là phổ biến nhất được sử dụng để biểu diễn, giảng dạy và học tập, đặc biệt hai dây đàn số 1 và số 2 có tiết diện nhỏ hơn dây Guitare bình thường để tạo cho âm sắc mềm mại và thanh thoát hơn.], dây này đang thống trị do tính đa năng, đàn thoải mái ba hơi cũng như các giọng nam nữ khác nhau, khỏi phải chỉnh lại dây đàn nếu chuyển sang các điệu khác, nên guitare phím lõm đàn được tất cả các loại bài bản tài tử, cải lương và cả nhạc mới, việc khoét lõm các phím đàn giúp cho guitare phím lõm có những nét nhấn, rung... thể hiện được những sắc thái tinh tế của âm nhạc tài tử. Với hệ thống phím bán cung và số lượng dây tương đối nhiều, guitare phím lõm có những nét lướt nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đàn một số lượng nốt khá nhiều và có thể biến âm nhiều kiểu mà không bị hạn chế. Guitar phím lõm là một nhạc cụ có khả năng tạo nên những cái mới vì vậy riêng đối với cải lương, nó là nhạc cụ không thể thiếu.

Nghệ sĩ đàn guitar phím lõm Ngọc Thanh, nghệ sĩ đàn sến Trần Khải đàn cho các nghệ sĩ hát trích đoạn cải lương , tân cổ, vọng cổ trong buổi diễn kỷ niệm “50 năm bảo tồn nghệ thuật Hát Bội của nghệ sĩ Dương Ngọc Bầy. (Băng Huyền/Viễn Đông)

 

Cấu tạo của Guitare phím lõm gỗ và điện

Guitare phím lõm có 2 loại là đàn gỗ và đàn điện.
Đàn gỗ được cấu tạo có thùng đàn, mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ, thành đàn thấp làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn và một ngựa đàn.
Cần đàn làm bằng gỗ cứng, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn. Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung... thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn.
Còn guiatare điện thì thùng đàn có hình vẹt vai, là một khối đặc hoặc có hộp cộng hưởng, dọc theo mặt đàn, ngay dưới các dây đàn, có gắn 1 đến 4 cuộn dây điện tử. Mặt đàn gắn một miếng nhựa để bảo vệ không bị trầy sướt do miếng gảy đàn chạm vào. Có 3 hoặc 4 nút điều chỉnh âm sắc và âm lượng của âm thanh phát ra. Cần đàn Guitare phím lõm điện dài và dẹp hơn cần đàn Guitare phím lõm bằng gỗ, giữa khoảng cách của hai phím đàn, cần đàn cũng được khoét sâu tương tự Guitare phím lõm bằng gỗ.


                              Cận cảnh một loại Effect guitare thường được gọi là Phơ cục

 

Tính năng đa dạng của Guitare phím lõm điện tử

Khi người viết hỏi vì sao hiện nay hầu hết các nhạc sĩ Guitare phím lõm đều sử dụng đàn điện mà không còn dùng đàn gỗ. Nhạc sĩ Văn Hoàng giải thích: “Ban đầu guitare phím lõm thường thấy là thuộc loại guitare gỗ có hộp cộng hưởng là thùng đàn. Tiếng của guitar gỗ rất hay và ấm nhưng độ vang kém. Ngày nay trong những buổi sinh hoạt đàn ca tài tử nhỏ, người ta vẫn dùng guitare gỗ. Thời trước, muốn chơi trong dàn nhạc trên sân khấu, người ta phải dùng tới guitare điện không còn thùng đàn nhưng tiếng được khuếch đại lên nhiều lần nhờ hệ thống tăng âm điện tử. Lúc đó, chưa có việc để điện vào.
Khoảng những năm cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950, mới gắn điện vào. Guitare điện tiếng đàn chạy lả lướt, đánh rất mau. Ngoài ra ngày nay khi sử dụng guitare điện phím lõm, người ta còn kèm thêm một dụng cụ gọi là Effect Guitare là một trong những thiết bị để biến đổi âm thanh dành cho Guitar điện, tạo ra những sound khác nhau, những effect khác nhau cho Guitare. Giúp âm sắc biến hóa khôn lường, cũng từ một cây đàn nhưng lại có thể cho ra nhiều âm khác nhau. Chính vì thế có thể dễ dàng hiểu được vì sao Guiatare phím lõm đã chiếm vị trí giữ nhịp Song Loan thay cho đờn Kìm trong dàn nhạc Cải Lương.”

                                                        Cận cảnh Song Loan

 

Song Loan là gì?

Song Loan, là một trong những nhạc cụ nằm trong bộ gõ. Song Loan chỉ là một nhạc cụ thứ yếu trong hệ thống nhạc lễ, vì ngoài Song Loan còn có các nhạc cụ như: Trống, thanh tre, đấu chập cha... Trống lễ mới giữ vai trò chủ yếu và giữ giềng mối trong tổng thể của dàn nhạc lễ. Từ khi nhạc Tài Tử Cải Lương xuất hiện, thì Song Loan được đưa vào dàn nhạc và trở thành một nhạc cụ giữ vai trò rất quan trọng để giữ nhịp.
Có một điều độc đáo là mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc là do một nhạc công đảm nhận, nhưng Song Loan thì không cố định, bất cứ nhạc công nào cũng có thể sử dụng nó, nhưng phải là người có năng lực chỉ huy trong dàn nhạc như nhạc trưởng. Mà trước đây là người đờn Kìm, nay thay thế là người đàn Guitare.
“Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, Song Loan có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm. Có một cần gõ bằng sừng trâu uốn mỏng hoặc lá thép có độ đàn hồi cao, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh đều đặn "Cốp. Cốp.”
Âm thanh của Song Loan có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại âm thanh mà từ xa khan giả vẫn có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc Tài Tử Cải lương.” (Trích nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Cận cảnh cây đàn guitar phím lõm điện tử, bên dưới là Song Loan và dụng cụ Effect guitare (kèm theo đàn guitar phím lõm điện tử để tăng hiệu quả âm thanh cho nhạc cụ. (Băng Huyền/Viễn Đông)



Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng cho biết, “Song Loan có vai trò rất quan trọng trong việc giữ trường canh cho các nhạc cụ khác theo đó mà giữ tiết tấu nhịp điệu của mình trong hòa tấu. Người giữ Song Loan ngày xưa là thầy đờn Kìm), sau này thì người giữ Song Loan là Guitare phím lõm, tuy nhiên trong đờn ca tài tử thì đờn Kìm luôn giữ Song Loan.
“Tất cả các nhạc công phải hướng theo tín hiệu Song Loan mà giữ trường canh tiết tấu theo người giữ Song loan và báo hiệu để kết thúc một giai điệu. Trong sân khấu cải lương, không sử dụng hết bài bản mà chỉ một số câu một số lớp nhất định, nên khi gần chấm dứt, người đàn chánh giữ Song Loan sẽ báo hiệu bằng cách đạp lên Song Loan gõ đúp hai cái "Cốp, cốp'' liên tục và hai nhịp sau đó ca đờn ngưng một lượt.



Cận cảnh cây đàn guitar phím lõm điện tử, bên dưới là Song Lan và dụng cụ Effect guitare kèm theo đàn guitar phím lõm điện tử để tăng hiệu quả âm thanh cho nhạc cụ. (Băng Huyền/Viễn Đông)

“Nhờ vào đó, người đờn diễn tấu tự tin một cách độc lập, phóng túng ngón đờn chữ nhạc một cách bay bướm, người ca thể hiện cảm xúc qua lời ca hoặc sử dụng kỹ thuật luyến láy, lạng lánh mà không lo ngại chênh nhịp... Vì vậy Song Loan là nền tảng của nhịp điệu cho cả nhạc và ca, trong các bản ngắn của Cải Lương, người nghệ sĩ đạt yêu cầu là nhờ có tính hiệu của Song Loan.” (bh)


Băng Huyền 



Nguồn tin: tcgd theo VDD
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.