22:59 PDT Thứ bảy, 14/06/2025

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 84

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 31475

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 640378

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 99102477

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

CAILUONGVIETNAM.COM 13/04/2004 - 13/04/2025

CAILUONGVIETNAM.COM 13/04/2004 - 13/04/2025

Sắp tới đây là kỷ niệm 21 năm ngày thành lập trang web cailuongvietnam.com (13/04/2004 - 13/04/2025) Dây là trang tin tức đầu tiên của cailuongvietnam.com từ năm 2004. Còn đuọc gọi là CLVNCOM1 . Thân mời các dộc giả xem những bằi mới hơn tại trang tin tưc CLVNCOM2 theo link dưới dây https://www.cailuongvietnam.com/newscl

Xem tiếp...

Nghệ sỹ Tuồng Hán Văn Tình: “Nghệ thuật truyền thống sẽ không bao giờ mất”

Đăng lúc: Chủ nhật - 06/01/2013 21:21 - Đã xem: 5897
Nghệ sỹ Tuồng Hán Văn Tình: “Nghệ thuật truyền thống sẽ không bao giờ mất”

Nghệ sỹ Tuồng Hán Văn Tình: “Nghệ thuật truyền thống sẽ không bao giờ mất”




Gần trọn cuộc đời đắm đuối với Tuồng, nghệ sỹ Hán Văn Tình ví mình như "con sáo đã chót ăn mặn” nên tình yêu dành cho tuồng đã trở thành máu thịt, không thể dễ dàng mất đi.


.



Image


- Đã trở thành vấn đề xưa cũ, nhưng phải nhìn nhận là sức sống của tuồng vẫn rất "èo uột”. Là người nghệ sỹ đã gần trọn cuộc đời gắn bó với tuồng, anh nghĩ gì về điều này?

- Nói về "èo uột” thì đâu chỉ riêng với tuồng, mà tất cả các bộ môn nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, ca trù... đều chung một số phận. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tuồng có những khó khăn hơn, vì ngôn ngữ của tuồng mang tính ước lệ nhiều, nên để xem được tuồng đã khó chứ đừng nói đến thấu hiểu nó.
Bạn cứ thử hình dung, nếu như chèo có thể diễn ở những sân khấu nhỏ như sân đình làng, cải lương có thể đem đến phòng trà...thì việc này lại trở nên khó khăn với tuồng. Hơn nữa, ngôn ngữ chuyển tải của tuồng có vẻ hàn lâm, khó hiểu, nếu không tìm hiểu kỹ từ các câu thoại đến cách trang điểm về hình tượng nhân vật thì cũng khó mà hiểu một cách thấu đáo. Trong khi, khoa học công nghệ phát triển, nhạc số rầm rầm cả ra đó, Tuồng cứ dền dứ mãi cũng khó hội nhập được.


- Biết được những cái khó như vậy thì chắc hẳn phải "ló” một chút khôn để cải biến tình trạng này đúng không, thưa nghệ sỹ?

- Tất nhiên, đã có rất nhiều những biện pháp được vạch ra. Và chúng tôi nhận thấy rằng, những khán giả trẻ là một trong những đối tượng cần được hướng tới. Một trong những dấu hiệu đáng mừng là chúng tôi vừa hoàn thành xong chương trình "Sân khấu học đường”. Tức là đưa bộ môn nghệ thuật tuồng đến với các trường THPT- ĐH trong địa bàn Hà Nội, để giới trẻ được tiếp cận trực tiếp với bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
Điều đáng ngạc nhiên là các bạn nhỏ tỏ ra khá thích thú. Có bạn trước đây không hề biết tuồng là gì, nhưng khi xem các cô chú diễn xong thì nằng nặc đòi được diễn thử. Chính vì vậy, ngoài việc diễn tuồng cho các bạn ấy xem, chúng tôi còn dạy những động tác dễ cho các cháu tập và nắm được cái thần thái của Tuồng.
Sau những chương trình này, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng địa bàn của "Sân khấu học đường” ra các tỉnh lẻ và chịu khó đi diễn ở vùng sâu, vùng xa.


- Vậy còn ở sân khấu lớn thì sao?

- Chúng tôi vẫn thực hiện phương pháp "mưa dầm thấm lâu” cho sân khấu của mình. Hiện nay, rạp Hồng Hà đang sửa chữa nên tạm dừng một thời gian. Nhưng chúng tôi vẫn duy trì lịch biểu diễn phục vụ khách du lịch vào thứ 5 và thứ 6 hàng tuần. Nếu có công diễn những vở mới thì chúng tôi còn diễn cả thứ 7, chủ nhật. Có điều phải công nhận rằng, diễn cho khách du lịch thì khách ta ít hơn khách tây. Có buổi diễn, với hơn 800 xuất ghế của rạp Hồng Hà nhưng khán giả chỉ khoảng hơn 200 người nhưng chúng tôi vẫn diễn. Việc tích góp những khán giả như vậy cũng mong sẽ thành đại, bởi nghệ thuật truyền thống thì không nên "ăn xổi”, việc có người "chiêm ngưỡng” mình diễn là nghệ sỹ chúng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.

- Thế thì người nghệ sỹ chắc hẳn không sống được bằng nghề rồi?

- Người nghệ sỹ thì nên "đa giê năng” một chút, cũng như tôi ngoài diễn tuồng thì có thể diễn hài, đóng phim...và nhiều nghề tay trái mà, lấy ngắn nuôi dài vậy.
Nói đến, việc sống bằng nghề thì nghệ sỹ của nghệ thuật truyền thống như chúng tôi cũng hơi "tủi”. Bởi nghệ thuật truyền thống đòi hỏi sự khổ luyện, để đứng được trên sân khấu là cả một quá trình lâu dài. Vậy nhưng chế độ đãi ngộ vẫn chưa được thỏa đáng, mà nói thật, nhiều khi diễn xong chưa ráo mồ hôi thì đã tiêu hết tiền.
Mà nghệ sỹ đoàn trung ương như chúng tôi còn có thể chạy "sô” được, chứ anh em tỉnh lẻ họ còn vất vả hơn nhiều. Vì thế, nhiều khi tôi tự an ủi, anh em địa phương họ còn sống được, huống hồ là mình.


- Với tình trạng này, e rằng chả bao lâu nữa sẽ không còn lưu giữ được sân khấu tuồng nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung?

- Tôi nghĩ rằng, nghệ thuật truyền thống sẽ không thể mất đi. Bởi vẫn còn đó rất nhiều những người yêu nghề và mong giữ gìn được bộ môn nghệ thuật dân tộc.

Tú Anh
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: Tú Anh - Đại Đoàn Kết
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spam Thay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

CAILUONGVIETNAM.COM 13/04/2004 - 13/04/2025

Sắp tới đây là kỷ niệm 21 năm ngày thành lập trang web cailuongvietnam.com (13/04/2004 - 13/04/2025) Dây là trang tin tức đầu tiên của cailuongvietnam.com từ năm 2004. Còn đuọc gọi là CLVNCOM1 . Thân mời các dộc giả xem những bằi mới hơn tại trang tin tưc CLVNCOM2 theo link dưới dây https://www.cailuongvietnam.com/newscl

 

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).